Nguồn: VietcatholicNews
Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017
Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng Francis tại Myanmar (29.11.2017)
Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng Francis tại Myanmar (29.11.2017)
Diễn từ của Đức Thánh Cha với hàng lãnh đạo chính trị dân sự và ngoại giao đoàn
Ngày thứ hai trong chuyến tông du Miến Điện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Tông du Miến Điện: Diễn văn của Bà Suu Kyi
Vũ Văn An
28/Nov/2017
Ngày 28 tháng 11, tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc tế ở Nay Pyi Taw, khi tiếp đón Đức Phanxicô và giới thiệu ngài với các nhà cầm quyền, các nhà lãnh đạo xã hội dân sự và ngoại giao đoàn, Bà Suu Kyi, Cố Vấn Tối Cao của Miến Điện, đã đọc bài diễn văn cảm kích sau đây:
Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017
THÁNH LỄ ĐỒNG TẾ TẠ ƠN CHÚA & MỪNG 70 NĂM LẬP DÒNG ẢNH PHÉP LẠ
BỔN MẠNG HỘI DÒNG
DO ĐỨC CHA ALOISIÔ, GIÁM MỤC GIÁO PHẬN KONTUM CHỦ SỰ
LÚC 9g00 NGÀY 27 11 2017 TẠI NHÀ THỜ CHÍNH TÒA KON TUM:
*PHẦN I:
– LỜI DẪN NHẬP GIỚI THIỆU QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP
VÀ Ý NGHĨA VIỆC CỬ HÀNH THÁNH LỄ TẠ ƠN CHÚA – BỔN MẠNG HỘI DÒNG
& LẶP LẠI LỜI KHẤN DÒNG CỦA CÁC YĂ
– RƯỚC ĐGM CHỦ TẾ, QUÝ GIÁM MỤC, LINH MỤC VÀO THÁNH ĐƯỜNG
– PHỤNG VỤ LỜI CHÚA & BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC CHA ALOISIÔ
– QUÝ YĂ LẶP LẠI LỜI KHẤN DÒNG
+ 2 YĂ MỪNG KIM KHÁNH & 5 YĂ MỪNG NGỌC KHÁNH
– LỜI NGUYỆN TÍN HỮU
*PHẦN II:
– PHỤNG VỤ THÁNH THỂ
– Công bố bản tu chính Hiến Pháp 2017 của Hội Dòng Ảnh Phép Lạ
– Công bố bản tu chính Hiến Pháp 2017 của Hội Dòng Ảnh Phép Lạ
Giáo Phận Kon Tum
– YĂ TỔNG PHỤ TRÁCH THAY MẶT HỘI DÒNG PHÁT BIỂU LỜI CẢM TẠ.
– KẾT LỄ – LƯU NIỆM
– YĂ TỔNG PHỤ TRÁCH THAY MẶT HỘI DÒNG PHÁT BIỂU LỜI CẢM TẠ.
– KẾT LỄ – LƯU NIỆM
NGUỒN : Cuong Mai Tu
GPKONTUM (28/11/2017) KONTUM
Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017
Hai bài viết về quốc ngữ và quốc văn
Nay tôi xin giải coi những cái phong trào thế lực gì mà đang kích thích xô giục đè nén, mà làm cho chữ quốc ngữ ta tiêu diệt đây?
Học quốc ngữ
Đông Hồ
LTS: Website Khoa Văn học trân trọng giới thiệu hai bài viết về quốc ngữ và quốc văn của nhà thơ Đông Hồ đã đăng trên Đông Pháp thời báo năm 1927. Chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã cung cấp một tài liệu quý vừa được sưu tầm.
Phàm một dân tộc nào đều có riêng một tiếng nói, đã có riêng một tiếng nói tất cã có riêng một thứ chữ. Chữ của nước nào là quốc ngữ của nước ấy. Người trong một nước mà không thông chữ của một nước, là không đủ tư cách làm người dân trong nước ấy, đối với người đời trước thì mơ màng lạt lẽo, đối với người một thời thì lơ lãng thờ ơ, trên không chằng dưới không rễ. Người như thế thì thử nghĩ còn ra vẻ vì nữa. Chẳng những không tư cách làm người mà làm người như thế lại là mất cả lợi quyền, vì chữ là cái lợi khí tối yếu của người ở đời, và chữ nước mình lại là cần yếu hơn lắm nữa. Trong khi giao thiệp với người đồng bang, các thơ từ giấy má là nguồn gốc của mọi việc khác, nhờ chữ mà tỏ được tình ý cho nhau, nhờ chữ mà mưu được những sự nghiệp kinh thiên vĩ địa. Chẳng nhờ chữ thì chẳng nên được việc gì cả. Bởi đó mà ta nên học chữ quốc ngữ. Nói thế tất cũng có người hỏi rằng: chữ thì chữ nào cũng là học, hà tất phải học chữ quốc ngữ?
– Đã nói rằng, phàm dân tộc nào đều có riêng một thứ tiếng, có riêng một thứ chữ, thì mỗi thứ chữ đều có một cái tinh thần riêng, không bao giờ lầm lộn nhau được; đã không bao giờ lầm lộn nhau được thì không bao giờ người một nước mà học được hết, hiểu được rõ chữ của một nước khác. Cái tinh thần ấy là cái tinh thần của giang san nòi giống, từ mấy muôn đời chung đúc mà thành, thì chữ và người bao giờ cũng có một mối vô hình ràng buộc lẫn nhau, rồi không thể bỏ nhau được. Nên người một nước, bỏ chữ nước mình mà lấy chữ một nước khác làm quốc ngữ, là một lẽ đại nghịch với tự nhiên của trời đất không bao giờ có, nếu dân tộc nào làm trái với lẽ đó là dân đó đã đến ngày tự buộc mình vào vòng vô tri thức để tiêu diệt lấy mình, vì “tiếng là nước”, tiếng còn thì nước còn, tiếng mất thì nước mất, mà mất đó mới thật là mất hẳn không sao vãn hồi được nữa.
Bởi thế nên không giống dân nào dám coi việc ấy làm thường, đều thuận theo đạo tự nhiên, giữ gìn học tập quốc ngữ cả thảy. Người Tàu học chữ Tàu, người Ấn-độ học chữ Ấn-độ, người Nhựt học chữ Nhựt, người Đức học chữ Đức, v.v., nước nào cũng vậy; dầu không bắt học cũng học, dầu không khuyên học cũng học, không còn giống dân nào mà không biết lẽ ấy nữa. Nói như thế thì dân Việt Nam nào có phải là một giống người vô tri thức mà mà không hiểu hết lẽ ấy, còn phải người ép buộc khuyên bảo, thiết tha bàn nói như thế nầy. Ta nên biết rằng: ấy là cái nỗi khổ tâm nhứt của các nhà trí thức ta vẫn băng khuăng lo nghĩ đó.
Phàm những cái gì được bình an, giữ nguyên tính chất là khi nào ở vào cảnh ngộ bình thường; chớ ở vào cảnh ngộ biến cách thì tính chất ấy thay đổi ngay. Cái biến ấy là những cái phong trào, những cái thế lực khác ở chung quanh nó kích thích xô giục đè nén mà làm cho tiêu diệt mất cái nguyên chất đi. Như các nước mà biết lo giữ gìn quốc ngữ, học tập quốc ngữ của họ là những nước ấy ở vào cảnh ngộ bình thường. Nếu nước Việt Nam ta nay mà cũng ở trong cảnh ngộ bình thường, thì người Việt Nam cũng không tránh được cái công lệ tự nhiên mà không biết lo giữ gìn quốc ngữ, học tập quốc ngữ.
[cột báo bị bỏ trắng 10-12 dòng, mỗi dòng 8-10 từ]
Nay tôi xin giải coi những cái phong trào thế lực gì mà đang kích thích xô giục đè nén, mà làm cho chữ quốc ngữ ta tiêu diệt đây? Phong trào ấy là phong trào học chữ Pháp. Từ năm sáu chục năm nay nước Nam ở dưới quyền bảo hộ thuộc địa nước Pháp; người Pháp họ đem quốc ngữ của họ sang truyền dạy cho ta thì mỗi cái gì thuộc về giấy má thơ từ, đơn trạng tờ khế, từ việc quan làng tới việc dân dã đều nhứt nhứt dùng chữ Pháp cả. Người Pháp đem chữ Pháp truyền dạy cho ta là muốn đào tạo cho ta thành một hạng người thông ngôn để làm việc với họ ở các ty các sở, nên mới đặt ra có từng hạng văn bằng cao thấp khác nhau. Người Pháp đem văn bằng mà đặt mục đích học cho ta. Ai là người cắp sách đến trường cũng chỉ lăm le cái học để thi, thi để đỗ, để lấy được bằng nọ bằng kia, để được bổ đi làm việc ở sở này sở nọ. Được như thế là mãn nguyện. Hạng thông ngôn nầy qua, hạng thông ngôn khác đến; đời nầy qua đời khác tiếp; sự học của người mình chỉ có bấy nhiêu đó mà thôi. Ta nên biết rằng, kẻ học giả học là vì một cái mục đích cao xa rộng rãi hơn nhiều, là đem cái tri thức của mình mà thu quát cả võ trụ cổ kim, đem cái học thức của mình mà lãnh hội những cái huyền bí ẩn vi của Tạo hóa, đem cái lịch duyệt của mình mà xét thế thái nhân tình, rồi làm sách chép truyện, truyền dạy lại người ít tri thức hơn mình, truyền dạy lại người đời sau. Ấy cái mục đích cao thượng, cái sự nghiệp bất hủ của học giả là thế chớ có đâu hẹp hòi nhỏ nhen như phần nhiều người mình vẫn lầm tưởng lâu nay, mục đích không ngoài mỗi tháng mấy trăm bạc lương trở xuống, sự nghiệp học chỉ đến ông thông ông phán là cùng. [hết kỳ 1]
Chỉ trách người mình vô tri thức, không chịu suy nghĩ hơn thêm một chút, cứ đặt đâu ngồi đấy, bảo sao hay vậy, nức lòng gắng sức mà đêm đêm gào chữ như cuốc kêu, ngày ngày dùi sách như mọt đục, nhắm ngày nhắm tháng để vào thi, đếm bài đếm câu để chực hỏi, còn biết đâu là đâu nữa, biển học mênh mông coi không bằng cái vũng nước trâu vầy. Than ôi! Nên sĩ phong trụy lạc mất!
Nói cho phải, thì cũng có người có chí hướng cao, mục đích rộng, sang du học tận bên Pháp. Hạng người nầy cũng đã lĩnh hội được ít nhiều cái tinh ba của chữ nước người, lại có chí gây dựng cho nước Nam muốn đem chữ Pháp về làm quốc ngữ cho nước Nam. Nhưng than ôi! đó mới là cái mộng tưởng mà thôi chớ việc ấy là một việc trái với lẽ tự nhiên của Tạo hóa, không bao giờ có được. Nếu việc ấy là một việc dễ dàng, trong một thời gian ngắn ngủi đem hai mươi lăm triệu người Nam đổi thành hai mươi lăm triệu người Pháp được, thì còn ai dại gì mà không muốn. Song chẳng phải người Nam ai ai cũng đều có đủ sức để sang Pháp du học mà học được đến chỗ cốt tủy tinh ba của chữ Pháp được như thế cả. Trong một ngàn người, họa chăng mới được một người. Chẳng từng thấy gương trước. Người mình đeo đuổi học chữ Tàu là một nước có thế lực với nước ta, ở bên cạnh nách ta đây, đem văn hóa mà truyền bá cho ta đến mấy ngàn năm, mà hai mươi lăm triệu người Nam chưa đổi thành hai mươi lăm triệu người Tàu được, nữa là bập bẹ chữ Pháp trong năm sáu chục năm gần đây, mà chữ Pháp lại là một thứ chữ ở từ một bên phương cầu khác đem sang thì đã thấm gì. Chi bằng gần đây, sẵn đây, ta có tiếng của ta; tiếng ta biết bập bẹ từ khi mới chập chững đi, tiếng ta từng nghe từ khi còn trên tay mẹ ẵm bồng. Tiếng ấy là một thứ tiếng quý báu mầu nhiệm của Tạo hóa đã ban bổ cho ta, của khí thiêng non sông Hồng Lạc đã chung đúc ra cho ta. Tiếng ấy là của hương hỏa từ mấy mươi ngàn đời tổ tiên ta để lại, − ta nay nên trân trọng giữ gìn và bồi đắp dồi mài cho thứ tiếng ấy ngày càng một thêm tốt đẹp phong phú hơn lên, rồi sau nầy của hương hỏa quý báu ấy ta sẽ để lại cho con cháu ta cho đến thiên thu vạn cổ về sau. Trách nhiệm ta nặng nề lớn lao như thế, nếu ta thờ ơ chểnh mảng để cho thứ tiếng nói ấy mà phải tiêu diệt là ta phải tội với trời đất với tổ tiên ta lắm vậy.
Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017
TU ĐOÀN ẢNH PHÉP LẠ, GP. KONTUM
HÂN HOAN MỪNG KỶ
NIỆM
70 Năm Thành Lập Hội Dòng Ảnh Phép Lạ Giáo Phận
Kontum (1947-2017)
Xin giới thiệu đôi nét TU ĐOÀN ẢNH PHÉP LẠ. Trích từ: "Kỷ yếu các Hội Dòng Tận Hiến và các Tu Đoàn Tông Đồ Việt Nam", Liên Hiệp Các Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam, trang 563-566.
(*Lưu ý: Một vài số liệu đã cũ.)
Chị Tổng phụ trách hiện tại (2017) là Yă Imelda Biut (nhiệm kỳ 2016-2019).
Hành Trình 70 Năm Thành Lập Hội Dòng Ảnh Phép Lạ Gp. Kontum (1947-2017)

Hình thành Hội Dòng Ảnh Phép Lạ là thành quả của một tiến trình lâu bền, tập thể và tính tổng hợp trong việc nâng cao mọi mặt cho cả một dân tộc. Số thanh nữ vào Hội Dòng cũng là con người của buôn làng rứt khỏi sức hút của môi trường sống tự nhiên để vào một khung sống mới là một biến hóa tận căn của nếp sống người dân tộc.
XIN KÍNH MỜI
Sơ Lược Tiểu Sử Các Cộng Đoàn Hội Dòng Ảnh Phép Lạ Gp. Kontum. Những thông tin sau đây chỉ mong được trở nên lời ca tụng khúc ân tình dâng lên Thiên Chúa, tri ân quý thân nhân, quý ân nhân lòng biết ơn của toàn thể chị em Hội Dòng Ảnh Phép Lạ Kontum.
NGUỒN : Ad Gentes KT
GPKONTUM (26/11/2017) KONTUM
GPKONTUM (26/11/2017) KONTUM
https://giaophankontum.com
Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017
NGÀY CA ĐOÀN GIÁO PHẬN KONTUM 22.11.2017
“Hát lên mừng Chúa một bài ca mới,
Ngợi khen Người giữa cộng đoàn những kẻ hiếu trung” (Tv 149,1)
Ngày 22.11.2017, lễ Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo, bổn mạng các Ca Đoàn, cũng là NGÀY CA ĐOÀN GIÁO PHẬN KONTUM. Hơn 300 ca trưởng, ca phó, người phụ trách ca đoàn, nhạc công và các ca viên đã qui tụ về Nhà thờ Tân Hương, hạt Kontum để gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sinh hoạt ca đoàn, hát thánh ca và dâng thánh lễ mừng kính Thánh bổn mạng. Ngày Ca Đoàn năm nay có thể thấy được sự kỳ vọng, háo hức nơi các tham dự viên, vì đã lâu, từ Ngày Ca Đoàn năm 2011, cũng tại giáo xứ Tân Hương, đến nay mới có dịp gặp lại, và mặc dù qui mô có hạn hẹp hơn, nhưng cuộc gặp gỡ hôm nay để làm tiền đề dự phóng tương lai cho thánh nhạc trong giáo phận.

XIN CLICK VÀO
⇓
GPKONTUM (24/11/2017) KONTUM
Nguồn: Giáo phận KonTum
Tang lễ cha Jean Maïs, MEP
Clip ngắn Thánh Lễ An Táng Cha Cố Jean Maïs (Gioan Ngô Thành Mai)
Nguồn: Trần Hải Vân, CVK (YouTube)
____________________________________
Cha Jean Maïs Suốt Đời Dùng Ngòi Bút Phục Vụ Giáo Hội
Tang lễ cha Jean Maïs đã cử hành trọng thể tại nguyện đường Hội Thừa sai Paris (MEP) vào chiều ngày 22/11/2017. Linh mục Vincent Sénéchal, Bể trên Tổng quyền, chủ lễ, linh mục Gilbert Nguyễn Kim Sang, Giám đốc Giáo xứ Việt Nam tại Paris cùng nhiều linh mục thừa sai, và các linh mục người Việt tu học đồng tế.
Trong phần dẫn nhập, linh mục tổng quyền cho biết cha Jean Maïs từng giảng dạy tại Giáo hoàng Học viện Piô X tại Đà Lạt, nhiều vị giám mục Việt Nam đã thụ giáo ngài.
Cha Maïs sinh ngày 14/01/1935 tại Château-Salins (Moselle), miền nam nước Pháp, trong một gia đình có bốn anh em. Thân phụ ngài là kỹ sư canh nông. Từ 1946 đến 1949, ngài học trường các cha Assomptionnistes tại Cahuzac ; từ 1949 đến 1951 : trường Saint Joseph de Progonrieux (Dordogne), từ 1951 đến 1953 tại trường trung học Sainte Barbe (Toulouse).
Năm 1954, ngài vào Chủng viện Thừa sai. Ngày 21/12/1961 thụ phong linh mục. Tiếp đó, ngài theo học môn văn chương tại Sorbonne. Ngày 01/09/1966 đến Nha Trang.
Cha Maïs học tiếng Việt trong hai năm. Sau đó, ngài giảng dạy Văn chương Pháp tại Viện Đại học Đà Lạt và Triết học tại trường Adran.
Sau ngày 30/04/1975, ngài bị công an bắt và giam giữ tại Rừng Lá và trại giam Bà Rịa trong 9 tháng. Khi được trả tự do, ngài gầy gò, sức khỏe suy yếu. Ngày 28/05/1976, ngài bị trục xuất về Pháp.
Thư mục vụ Mùa Vọng 2017 của Đức Cha Giáo phận Kon Tum
Nguồn: giáophankontum.com
Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017
Cáo Phó: CHA MAïS QUA ĐỜI
CÁO PHÓ
Linh Mục Gioan Maïs


Linh Mục Gioan Maïs sinh ngày 14 tháng 01 năm 1935 tại Château-Salins (Moselle), được nhận vào Chủng viện Hội Thừa sai Hải Ngoại năm 1945; thụ phong linh mục ngày 21 tháng 12 năm 1961, lên đường đến Nhatrang (Việt Nam) ngày 01 tháng 09 năm 1966. Ngài bắt đầu học tiếng Việt tại Hàm Tân, tỉnh Bình Tuy. Từ năm 1968 đến 1975, Ngài dạy tiếng Pháp tại Đại Học Công Giáo Đà-Lạt, cũng như môn triết học lớp Terminale (đệ nhất chương trình Pháp) tại Trường Trung học Adran Đà-Lạt. Tử tháng 4 năm 1975 đến năm 1976, Ngài bị cầm giữ cải tạo tại “Rừng Lá” và bị tù tại Bà-Rịa, trước khi bị trục xuất khỏi Việt Nam vào ngày 28 tháng 05 năm 1976. Trở về Pháp, ngài tiếp tục nghiên cứu văn bằng tiến sĩ (ngữ học); sau đó ngài tham gia vào Tờ báo Trao đổi Pháp-Á Châu và phụ trách thông tin của MEP-Giáo Hội Á châu.
Ngài qua đời vào ngày thứ hai, 20 tháng 11 năm 2017, lúc 1 giở 30 tại Nhà Jeanne Garnier (Paris); hưởng thọ 82 tuổi.
Nguồn tin: Giáo phận Kontum
https://gpkontum.wordpress.com/
____________________________________
Theo Thông Báo của Cha Bề trên tổng quyền Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (MEP) ngày 20.11.2017:
Thánh lễ An táng Cha cố Jean Maïs sẽ cử hành vào lúc 15g (giờ Paris), Thứ Tư ngày 22.11.2017 tại Nhà Nguyện của Hội MEP, sau đó ngài sẽ được an táng trong khu mộ các Cha Thừa sai, tại Nghĩa trang Montparnasse, Paris.
Décès N°11/2017
Notre confrère
Jean MAÏS
ancien missionnaire du Vietnam et de
l’Administration générale
est décédé le20 novembre à 1h30
àla Maison Jeanne Garnier de Paris
dans sa 82ème année.
Prions pour lui.
Ses obsèques seront célébréesle mercredi 22 novembre
à 15h à la chapelle des MEP, suivi de l’inhumation dans le
caveau des Pères MEP au cimetière de Montparnasse.
Secrétariat général
20-11-2017
Nguồn tin: MEP
_____________________________________
Cha cố Gioan Maïs còn có tên Việt Nam là Ngô Thành Mai. Ngài là một người cha, một người thầy và một người bạn rất tận tình với Giáo Hội Việt Nam và với học trò của ngài, cách riêng với các chủng sinh Tiểu Chủng viện Thừa sai Kontum, khi thụ giáo với ngài (môn Pháp văn và triết học) tại chi nhánh Tiểu Chủng viện Thừa sai Kontum ở Đà Lạt từ năm 1968-1975, được các thế hệ học trò kính phục và yêu mến.
XIN HIỆP Ý CẦU NGUYỆN CHO LINH HỒN CHA CỐ GIOAN MAïS (NGÔ THÀNH MAI) ĐƯỢC SỚM HƯỞNG TÔN NHAN ĐẤNG TỐI CAO.

Nhà Sohier, chi nhánh Tiểu Chủng viện Thừa sai Kontum tại Đà Lạt
Kontumquêhươngtôi 20.11.2017
Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017
MỘT TRANG THẢM SỬ HAY LÀ LÒNG ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI XƯA
NHÂN LỄ KINH TRỌNG THỂ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM - CN XXXIII THƯỜNG NIÊN 19.11.2017,
ĐỌC LẠI "MỘT TRANG THẢM SỬ HAY LÀ LÒNG ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI XƯA".

Di tích lăng "Tử Đạo" Gia Hựu hiện nay
Báo “Lời Thăm”, Địa phận Qui Nhơn,
số 44, Thứ Năm, 13 Nov. 1941
Huỳnh Tảo
Trong những ngày an tịnh đời nay, giáo nhơn cũng như người thiên hạ, mãi miết cuộc sanh tồn, kẻ lo kinh doanh sự đời, người lo kiếm miếng cơm nuôi mình, vậy mà vẫn nhớ và biết việc xưa dữ lắm.
Trước nhà thờ Gia Hựu, một sở đạo lớn trong địa phận Qui Nhơn, có một ngôi mộ to, xây đắp công phu, xem đã cổ, người ta kêu lăng “Tử Đạo”. Một lần đi ngang qua đó, tôi tò mò hỏi thăm, thời một người trong địa sở, người coi còn trai trẻ, mà thuộc chuyện xưa nằm lòng, kể đầu đuôi, tôi nghe lấy làm hay lắm, xin đem hiến bạn đọc một chuyện tử đạo chưa ấn hành, coi cho biết, cũng là chuyện có ích.
Kêu lăng “Tử Đạo” vì là cái mồ chung chôn hài cốt các bổn đạo ông bà chúng tôi bị năm “Văn Thân”, ấy là năm 1885. Năm ấy, nửa tháng 7 tây, ngoài Quảng Ngãi “Văn Thân” dậy, giết đạo, đốt nhà, lấy của, đông lắm. Có người ngã Trà Câu trốn vô đưa tin tai nạn. Thôi, ông bà chúng tôi đều kinh hãi bàng hoàng, tin chắc sao cũng tới mình. Tin dữ ấy bay ra, người nào cũng thất thần, đùm đệ đem nhau rút thảy hết, chiu chít với nhau trong khuôn viên nhà thờ đó.
Cách mươi hôm, không biết ở đâu mà “Văn Thân” giáo, mác, họ kéo tới đông vô cùng, vây hết ngoài vòng nhà thờ. Ban đầu, ông bà chúng tôi quyết cự. Mà tình cảnh hiểm nguy: xung quanh thành quách không có, có mấy bờ tre với hàng rào cây lếu láo; trong vòng có tới 2.000 người; phải chi được từng ấy người tráng lực hết, thì nói gì; cái này hơn hai phần là đàn bà, con nít. Hai phần này để mà than với khóc thì được, chớ nói võ bị thì không. Hễ ở ngoài người ta “hê!”, trong vòng người tráng lực cầm giáo sao chực tống ra, ở giữa thì họ khóc kể, ngó thảm thiết lắm, không ra chỗ chiến trường.
TỬ ĐẠO TẠI TRUÔNG DỐC (NHÀ ĐÁ)
LỄ KINH TRỌNG THỂ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM - CN XXXIII THƯỜNG NIÊN 19.11.2017
Kontumquêhươngtôi xin giới thiệu bài viết dưới đây của Cha Phaolô Lê Đình Ban, linh mục giáo phận Kon Tum. Ngài quê quán ở họ đạo Suối Nổ, tỉnh Bình Định, lên Kon Tum năm 1913, ban đầu làm phó xứ Tân Hương, Kon Tum. Địa sở sau cùng của ngài là La Sơn, Pleiku. Ngài qua đời năm 1945, được an táng tại giáo xứ Phú Thọ, Gia Lai. Ngày lễ Các Đẳng Linh Hồn 02.11.2017 vừa rồi, di cốt của ngài được đưa về Nhà Nguyện Chủng viện Thừa sai Kon Tum, sum họp cùng một số quí Đức Cha và quí Cha hiện di cốt được đặt tại đó.
Bài viết chân thực và quá rùng rợn! Ngày xưa, Kon Tum thuộc Giáo phận Đông Đàng Trong (Qui Nhơn).
Xin trân trọng giới thiệu quí vị bạn đọc.
------------------------
TỬ ĐẠO TẠI TRUÔNG DỐC (NHÀ ĐÁ)
Mồ tử đạo tại Nhà Đá
Trích báo "Lời Thăm"
Địa phận Qui Nhơn
15-22 Avril 1943
Tôi thấy "Lời Thăm" thuật lại hồi giặc Văn Thân năm Ất Dậu, chổ này chổ kia, nên tôi cũng xin thuật lại chuyện Văn Thân trong địa phận Truông Dốc (Nhà Đá) hồi ấy cho chư vị nhàn lãm: thật là một tấm kịch thảm thiết.
Hồi ấy cha sở Truông Dốc là cố Lựu (P. Hamon) mới lập các sở phía trên như Cây Rỏi, Hiệp Luôn … có Thầy Năm Thoàn (Cha Thoàn sau này) giúp ngài, đang dạy tại Cây Rỏi. Khi có tin động giặc Văn Thân đã giết các cha và bổn đạo ở Quảng Ngãi, thì cố sở chạy giấy lên Cây Rỏi cho Thầy Năm hay và biểu thầy rao truyền cho các họ phía trên phải tề tựu về sở chính Truông Dốc cho mau, hầu tính liệu cách nào. Còn phía dưới cố cũng sức cho các họ như Suối Nổ, Mương Lở, Bình Sơn … hết thảy cũng phải tựu về sở chính.
Ai nấy nghe tin như sét đánh, vợ nào chồng nấy, con tay bồng tay dắt, lật đật tuốn đến Nhà Đá.
Bữa ấy trúng ngày rằm tháng Bảy ta năm 1885, lối chừng 3 giờ chiều có ông thừa biện ở tỉnh ra, vô thẳng nhà cố. Cố rước vô, ông vô ngay bàn giữa, ngồi ngang với cố, tay vỗ vai cố mà nói rằng: nầy cố, tựu hội giáo dân chi đông đảo khổ sở vậy, ở Quảng ngãi có chộn rộn thiệt, có một cố và ít giáo dân bị giết, song tỉnh phái tôi ra dẹp yên, không chuyện gì. Cố hãy bảo giáo dân tản về làm ăn không sợ chi. Nói rồi tuốt ra cách hăng hái, có nhiều quân lính theo hầu.
Thông điệp cho Ngày Thế giới người nghèo
Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế Giới Người Nghèo lần đầu tiên sẽ được cử hành vào ngày 19/11/2017 – Chúa Nhật 33 Thường Niên.
‘Chúng ta hãy yêu thương, không phải bằng lời nói nhưng bằng việc làm’
1. “Hỡi các con, chúng ta đừng yêu bằng lời nói và miệng lưỡi, nhưng bằng việc làm và trong sự thật” (1 Ga 3,18). Những lời này thánh Gioan tông đồ diễn tả bằng một mệnh lệnh mà không một người ki-tô hữu nào có thể tránh né. Cách trân trọng mà người môn đệ được yêu thương” thông truyền cho đến ngày nay điều răn của đức Giê-su càng được nhấn mạnh hơn qua sự trái ngược giữa những lời trống rỗng thường qua môi miệng chúng ta và những hành động cụ thể mà chúng ta được kêu gọi kiểm điểm bản thân. Tình yêu không chấp nhận cớ thoái thác. Ai muốn yêu như Chúa Giê-su đã yêu thương thì phải noi gương Chúa nhất là khi ta được kêu gọi yêu thương những người nghèo. Vả lại, cách thức yêu thương của Con Thiên Chúa là điều ai cũng biết rõ và thánh Gio-an nhắc nhớ điều đó bằng những lời thật rõ rệt. Nó dựa trên hai cột trụ chính: Thiên chúa yêu thương trước (x. 1Ga 4,10.19) và Ngài đã cho đi hết mình kể cả mạng sống của Ngài (x. 1Ga 3,16).
Một tình yêu như thế không thể không được đáp trả tuy hiến thân một cách đơn phương không cần gì đổi lại, nhưng tình yêu ấy đốt cháy tâm hồn đến độ bất cứ ai cũng cảm thấy cần đáp trả mặc dù mình là người có những giới hạn tội lỗi và điều này có thể thực hiện được nếu ta đón nhận bao nhiêu có thể ơn thánh của Thiên Chúa, lòng bác ái thương xót của Ngài trong tâm hồn chúng ta đến độ đánh động ý chí và tình cảm của chúng ta để yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Như thế, lòng Thương xót của Chúa có thể nói là trào ra từ trái tim của Chúa Ba Ngôi để chuyển động cuộc sống chúng ta và làm nảy sinh lòng cảm thương và những côn việc từ bi bác ái đối với anh chị em ở trong tình cảnh túng thiếu.
Kính Trọng Thể THÁNH GIÁM MỤC STÊPHANÔ CUÉNOT (THỂ), Đấng Khai Sáng Miền Truyền Giáo Tây Nguyên.
Sáng thứ ba (14/11/2017), Giáo phận Kontum
kính trọng thể THÁNH GIÁM MỤC STÊPHANÔ CUÉNOT (THỂ),
Đấng Khai Sáng Miền Truyền Giáo Tây Nguyên,
THÁNH TỔ GIÁO PHẬN KONTUM
& BỔN MẠNG YAO PHU
kính trọng thể THÁNH GIÁM MỤC STÊPHANÔ CUÉNOT (THỂ),
Đấng Khai Sáng Miền Truyền Giáo Tây Nguyên,
THÁNH TỔ GIÁO PHẬN KONTUM
& BỔN MẠNG YAO PHU
AD GENTES KT
GPKONTUM (15/11/2017) KONTUM
Nguồn: giaophankontum.com
GPKONTUM (15/11/2017) KONTUM
Nguồn: giaophankontum.com
Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017
Bài giảng của Đức Cha Aloisiô trong Thánh lễ mừng kính Thánh Tổ Giáo phận Kon Tum Stêphanô Cuénot (Thể) 14.11.2017
Bài giảng của Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận Kon Tum trong Thánh lễ mừng kính Thánh Giám mục tử đạo STÊPHANÔ CUÉNOT (THỂ), Đấng Khai sáng Miền Truyền Giáo Tây Nguyên, Thánh Tổ Giáo phận Kon Tum, Bổn mạng Hội Yao Phu Giáo phận Kon Tum sáng ngày 14-11-2017, tại Nhà thờ Chính tòa Kon Tum.
Video: Mai Tự Cường
Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017
Thánh Giám mục Stêphanô Théodore Cuénot Thể, Đấng khai sáng Giáo phận Kontum
Ðức Cha Thể (Etienne Théodore Cuénot), sinh năm
1802 tại Belieu, Besancon, Pháp, Giám mục Hội Thừa Sai Paris, địa phận Ðông
Ðàng Trong, chết rũ tù ngày 14/11/1861 tại Bình Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được
phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kínhvào ngày 14/11.
Cuộc
đời thánh Giám mục Cuénot Thể với 32 năm phục vụ Giáo Hội Việt Nam, 26 năm
trong chức vụ Giám mục, gắn liền với những trang sử đẹp nhất, giữa một giai
đoạn khó khăn nhất thời bách hại. Nhiệt tâm truyền giáo của ngài như ngọn thủy triều
dâng tràn đến mọi nơi. Với tài đức khéo léo, ngài đã đào tạo một đội ngũ linh
mục xuất sắc và hàng ngàn thày giảng, nữ tu hăng say. Với châm ngôn "Để
tín hữu vững tin, phải đào tạo những tông đồ truyền giáo", nên dù cho bao
linh mục, tu sĩ, giáo dân của ngài bị tàn sát, giáo phận Đàng Trong của ngài
vẫn phát triển mạnh mẽ, đủ sức tách làm bốn giáo phận. Số linh mục, tu sĩ, tân
tòng gia tăng nhanh mỗi năm, sẽ mãi mãi là bằng chứng của nhiệt tâm và tài tổ
chức của ngài.
Stêphanô
Théodore Cuénot sinh ngày 08.02.1802 tại Sous Réamont thuộc Bélieu nước Pháp.
Lớn lên cậu vào chủng viện Besancon, trung tâm huấn luyện của cha Réceveur, và
thụ phong linh mục ngày 24.09.1825. Tuy thế, hoài bão chính của tân linh mục là
đi truyền giáo. Năm 1828, cha Cuénot xin gia nhập hội Thừa Sai Paris, và năm
sau được cử đến Việt Nam. Ngày 31.5.1829, cha đến Kẻ Vĩnh, giáo phận Đàng
Ngoài. Ngày 24.7, cha vào Miền Nam.
Mới đầu cha được gửi đến Lái Thiêu để học thêm tiếng
Việt, đồng thời dạy các chủng sinh ở đó. Bốn năm dạy ở chủng viện, tuy là thời
gian ngắn ngủi, nhưng cũng đủ để cha hiểu nhiều về phong hóa địa phương, gắn bó
với các cộng tác viên trong tương lai. Năm 1833, vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm
đạo trên toàn quốc, triệt hạ các nhà thờ, tập trung các thừa sai và bắt các tín
hữu phải bỏ đạo. Vì mới lần đầu va chạm với bách
hại, các tín hữu khi đó chưa giám chứa chấp các vị thừa sai. Đức cha Tabert Từ
liền quyết định đưa các vị di tản qua Thái Lan. Cha Thể phụ trách việc di tản
15 chủng sinh. Sau hơn một tháng rưỡi hành trình vất vả, đoàn người đã đến Thái
Lan và được vua Thái tiếp đón lồng nhiệt.
Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017
Cha Tổng Đại Diện viếng mộ quí linh mục,tu sĩ miền Kontum- 2017
CHA TỔNG PHÊRÔ & NHÓM GIÁO DÂN VIẾNG MỘ ĐỨC CHA, LM, TU SĨ GIÁO MIỀN KONTUM 3 11 2017.
- Tại Nghĩa trang cây số 9 TP. Kon Tum: Cha cố Luca Bùi Thủ - Tại Nghĩa trang GX. Kon Hring: Cha cố Calistô Bá Năng Lý - Tại nghĩa trang GX. Kon Rơbang: Cha cố Micae Võ Văn Sự - Tại nghĩa trang GX. Phương Quý: Cha cố Giuse Nguyễn Thanh Liên, Cha cố Tôma Lê Thành Ánh, Cha cố Phêrô Nguyễn Văn Hoàng, Thầy Phêrô Hiệp và 2 nữ tu - Tại nghĩa trang GX. Trung Nghĩa: Cha cố Giacôbê Nguyễn Tấn Đường - Tại giáo xứ chính tòa Kon Tum: Đức Cha Alexis Phạm Văn Lộc Nguyện xin các ngài được an nghỉ trong Chúa và xin cầu bầu cùng Chúa cho mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận Kon Tum được luôn noi gương các bậc tiền nhân nhiệt thành sống đức tin vững vàng và đồng tâm hiệp lực xây dựng Giáo Hội Chúa trên trần thế ngày càng thấm nhuần tình yêu Chúa hơn!
- Tại Nghĩa trang cây số 9 TP. Kon Tum: Cha cố Luca Bùi Thủ - Tại Nghĩa trang GX. Kon Hring: Cha cố Calistô Bá Năng Lý - Tại nghĩa trang GX. Kon Rơbang: Cha cố Micae Võ Văn Sự - Tại nghĩa trang GX. Phương Quý: Cha cố Giuse Nguyễn Thanh Liên, Cha cố Tôma Lê Thành Ánh, Cha cố Phêrô Nguyễn Văn Hoàng, Thầy Phêrô Hiệp và 2 nữ tu - Tại nghĩa trang GX. Trung Nghĩa: Cha cố Giacôbê Nguyễn Tấn Đường - Tại giáo xứ chính tòa Kon Tum: Đức Cha Alexis Phạm Văn Lộc Nguyện xin các ngài được an nghỉ trong Chúa và xin cầu bầu cùng Chúa cho mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận Kon Tum được luôn noi gương các bậc tiền nhân nhiệt thành sống đức tin vững vàng và đồng tâm hiệp lực xây dựng Giáo Hội Chúa trên trần thế ngày càng thấm nhuần tình yêu Chúa hơn!
Video và ảnh: Mai Tự Cường











___________________________
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)