Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Thầy Phaolô Hiền (.?.-1946)



Ngày 22/06/1967, Đức Thánh Cha Phaolô VI ban Sắc chỉ Qui Dei Benignitate thiết lập giáo phận Ban Mê Thuột gồm 3 tỉnh: Đăklăk (Gp Kontum), Quảng Đức và Phước Long (Gp Đà Lạt). Giáo phận mới trải rộng trên diện tích 21.723 km2 với dân số 290.800 người, gồm: người Kinh, Thượng, Mường, Nùng, Thái. Đồng thời với Tông sắc "Qui omnium Catholicae", Đức Thánh Cha Phaolô VI đã bổ nhiệm linh mục Phêrô Nguyễn Huy Mai (Sinh 03/07/1913-Lm 29/06/1941-Gm 15/08/1967-Qđ 04/08/1990) làm giám mục tiên khởi giáo phận Ban Mê Thuột. Ngài được tấn phong giám mục ngày 15/8/1967, tại Sài Gòn; Tựu chức Gm BMT ngày 22/08/1967. Khi thành lập, giáo phận có 55 linh mục, 33 giáo xứ với 56.719 giáo dân.
Nhân dịp mừng kỷ niệm Kim Khánh thành lập giáo phận Ban Mê Thuột (22/06/1967- 22/06/2017), và cũng là dịp tạ ơn 80 năm thành lập Giáo xứ Ban Mê Thuột - Gx Thánh Tâm (Nhà thờ Chính tòa) BMT ngày nay (30/03/1937-30/03/2017), chúng tôi xin đóng góp một vài sưu tầm nho nhỏ cùng hiệp thông với niềm vui lớn của Gp BMT và Gx Thánh Tâm-nhà thờ Chính tòa BMT." 

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, cây, đám mây và ngoài trời
Nhà thờ Chính tòa BMT (Gx Thánh Tâm) 2017

_________________________________________________

THẦY PHAOLÔ HIỀN (.?.-1946)


                                        Thầy Phaolô Đỗ Hữu Hiền (.?.-1946)

1. Đôi nét về gia đình và ơn gọi truyền giáo.
THẦY HIỀN, tên đầy đủ là Phaolô Đỗ Hữu Hiền, sinh năm ? [1], nguyên quán thuộc giáo họ Hòa Mục, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Cha là ông Câu Tỏ (gọi theo tên con); mẹ không rõ tên.
Gia đình ở giáo họ Hòa Mục, Phù Cát, Bình Định, gồm 10 anh chị em:

Thứ 2: Đỗ Thị Tỏ (tức bà Câu Chân ở giáo họ Suối Nổ),
       3: Đỗ Thị Rạng (tức bà Ba Phú ở giáo họ Suối Nổ),
       4: Đỗ Thị Ngời (tức bà Bốn Hoan ở thị trấn Phù Mỹ)
       5: Không rõ tên
       6: Không rõ tên
       7: Không rõ tên
       8: Cha Micae Đỗ Thiên (Lm giáo phận Qui Nhơn). 
       9: Không rõ tên
      10: Đỗ Thiều (tức ông Câu Vang ở giáo họ Hòa Mục)
      Dư: Đỗ Hữu Hiền 
Thầy Hiền là em út, thứ dư, nên khi lên Kontum còn được gọi là ông Dư Hiền ở Kontum.
Sinh ra và lớn lên trong một họ đạo kỳ cựu và gia đình truyền thống đạo đức, cậu Phaolô Đỗ Hữu Hiền đã dâng mình cho Chúa trong Hội Thầy Giảng của Gp Qui Nhơn. Hội Thầy Giảng đã có từ lâu đời, do cha Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) lập từ năm 1630 ở Gp Đàng Ngoài...Gp Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) thời ĐC Cuénot Thể có Hội Thầy Giảng đào tạo các thầy đi giúp các cha sở trong việc truyền giáo. Các thầy phải giữ 3 lời khấn: "Suốt đời phụng sự Hội Thánh - Không bao giờ lấy vợ - Vâng lời Bề trên hoặc các Linh mục". Đến năm 1926, cha Sion Khâm (sau làm Gm Kontum) đã thay thế Hội Thầy Giảng bằng "Dòng Sư Huynh Thánh Giuse". Qua thời gian tu học trở thành Thầy giảng thực thụ, thầy Hiền nhiệt thành ra đi đem Tin Mừng đến cho mọi người.
Nối gót người anh thứ tám là cha Micae Thiên, thụ phong Lm năm 1895, tình nguyện lên truyền giáo Kontum vào năm 1910, phụ tá cha Guerlach Cảnh tại giáo xứ Tân Hương 1910-1912 và giúp mục vụ một số nơi khác như họ Phương Hòa 1912 [2]…thầy Hiền cũng nung nấu ước nguyện được phục vụ Chúa tại miền Cao Nguyên này.
Vào những năm 1918-1923, thừa sai Demeur (cố Ngự) đang phục vụ tại trung tâm Kontum (Tân Hương 1905-1908; về Đồng Phó một thời gian 1909-1913; rồi trở lại Trường Kuênot 1914-1918) đã theo lệnh Bề trên (cha Kemlin Văn) xuống lập một họ đạo mới ở Pleiku, do giai đoạn này có nhiều đợt người Việt di dân lên Cao Nguyên. Từ 1923-1928, cố Ngự xin Bề trên đi thành lập một họ đạo mới ở Mang Yang cách Pleiku độ 60 km về phía tây, rồi ngài đến An Khê cách đó 40 km về hướng tây nữa [3]. Thầy Hiền thời gian này có lẽ đã xin phép rời khỏi Hội Thầy Giảng để về lập gia đình, và đi theo giúp Cố Ngự tại Mang Yang, nơi điểm truyền giáo mới.  

Sự mở đạo Banmêthuột


Ngày 22/06/1967, Đức Thánh Cha Phaolô VI ban Sắc chỉ Qui Dei Benignitate thiết lập giáo phận Ban Mê Thuột gồm 3 tỉnh: Đăklăk (Gp Kontum), Quảng Đức và Phước Long (Gp Đà Lạt). Giáo phận mới trải rộng trên diện tích 21.723 km2 với dân số 290.800 người, gồm: người Kinh, Thượng, Mường, Nùng, Thái. Đồng thời với Tông sắc "Qui omnium Catholicae", Đức Thánh Cha Phaolô VI đã bổ nhiệm linh mục Phêrô Nguyễn Huy Mai (Sinh 03/07/1913-Lm 29/06/1941-Gm 15/08/1967-Qđ 04/08/1990) làm giám mục tiên khởi giáo phận Ban Mê Thuột. Ngài được tấn phong giám mục ngày 15/8/1967, tại Sài Gòn; Tựu chức Gm BMT ngày 22/08/1967. Khi thành lập, giáo phận có 55 linh mục, 33 giáo xứ với 56.719 giáo dân.

Nhân dịp mừng kỷ niệm Kim Khánh thành lập giáo phận Ban Mê Thuột (22/06/1967- 22/06/2017), và cũng là dịp tạ ơn 80 năm thành lập Giáo xứ Ban Mê Thuột - Gx Thánh Tâm (Nhà thờ Chính tòa) BMT ngày nay (30/03/1937-30/03/2017), chúng tôi xin đóng góp một vài sưu tầm nho nhỏ cùng hiệp thông với niềm vui lớn của Gp BMT và Gx Thánh Tâm-nhà thờ Chính tòa BMT." 


Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, cây, đám mây và ngoài trời
Nhà thờ Chính tòa BMT (Gx Thánh Tâm) 2017
_________________________________________________

Ngày 18/01/1932, Giáo phận Kontum được thành lập, gồm ba tỉnh: Kontum, Pleiku, Đăklăk và một phần lãnh thổ Attâpư thuộc Lào. Toà Thánh bổ nhiệm cha Bề trên Martial Jannnin Phước làm giám mục tiên khởi giáo phận Kontum, hiệu toà Gadara. Lễ tấn phong giám mục ngày 23/06/1933 tại nhà thờ chính tòa Kontum.
Ngày 29/01/1934, ngài đến kinh lý Ban Mê Thuột - Đăklăk lần đầu tiên (cùng đi với Đức Cha có cha Corompt Hiển, cha Crétin Xuân và cha Lê Đình Ban) [1] và tìm khu đất để lập họ đạo với số giáo dân khoảng 50 người, trực thuộc địa sở Plei Pơo (La Sơn, Pleiku ngày nay), lúc đó do cha Phaolô Lê Đình Ban làm quản xứ.

Tiếp đến, Đức Cha sai thầy Hiền (tức Phaolô Đỗ Hữu Hiền) là một thầy giảng thuộc Họ đạo Mang Yang đi giúp lập Họ đạo Banmêthuột. Đến BMT ngày 11/05/1934, đến ngày 15/08/1934 thầy Hiền và giáo dân đã lập một nhà nguyện nhỏ đầu tiên ở Ban Mê Thuột...
Chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây của Lm Phaolô Lê Đình Ban, phụ trách mục vụ BMT thời kỳ đầu. Bài viết in trong Tạp chí “Chức dịch thơ tín”, Địa phận Kontum số 24, tháng 04.1935, tr. 278-281.
MINH SƠN 30/03/2017
Mừng kỷ niệm
80 năm thành lập Gx Thánh Tâm-Nhà thờ Chính tòa BMT (30/03/1937-2017)
50 năm thành lập Gp Ban Mê Thuột (22/06/1967-2017)




_______________________________



                          
            Cha Phaolô Lê Đình Ban (1881-1945)
                                                                          
                                                                    Thầy Phaolô Đỗ Hữu Hiền (..?..-1946)
 

Sự mở đạo Banmêthuột


          Năm ngoái Đức Cha vô Banmêthuột tính liệu đất cát và sắp đặt mọi sự, đặng lập đạo ở tỉnh ấy. Khi người về khỏi ít lâu, thì sai thầy Hiền vô lo việc trưng đất và cất nhà thờ.
          Vậy thầy Hiền đã vô gần được một năm nay và nhờ sức Quan Đạo là người có đạo nhiệt tình phụ giúp, thì nay đã có một vùng đất rộng lớn của nhà chung và đã cất nhà thờ khá rộng lớn tốt vừa xứng chỗ mới sơ khai. Ngày mồng sáu tháng chạp Đức Cha phái một cha và ký giả đi thăm bổn đạo Banmêthuột. Theo lẻ như đi được ngõ đàng trên, thì xe điện chạy sớm mai chiều tới nơi được. Song ký giả nghĩ có một xe, thì đi đàng trên hiểm nghèo, vì đàng chưa có xe hàng đi qua lại, nên rủi có chết máy, thì phải nằm giữa rừng mà thôi. Vì vậy chúng tôi tính đi ngõ Quinhơn, vô Ninh-hòa, lên ngõ đèo Mdrak mà lên Banmêthuột. Đi đàng nầy thì xa xấp ba và có nhiều đều rắc rối. Hết bốn ngày đàng chúng tôi mới tới Banmêthuột là chiều thứ bảy. Anh em bổn đạo đã hay trước, nên chực rước trước nhà thờ ngay đàng cái cách trọng thể mừng rỡ hết tình.
          Ký giả vừa tới, thì thấy các việc khác xa hồi năm ngoái, khi ký giả đi với Đức Cha mà viếng chỗ Banmêthuột. Vì chỗ đất bây giờ có nhà thờ, thì năm ngoái là miếng rừng cách châu thành một ít chục thước, mà nay là một khoảng đất bằng thẳng, dọn sạch sẽ, gần sát châu thành, có một nhà thờ và các nhà phụ tùng gọn gàn gói gắm. Khi trước phải làm lễ trong nhà hàng, cách xa bổn đạo, trống trải bất tiện mọi đàng, mà nay làm lễ được trong nhà thờ, đã dọn dẹp màng ảnh rực rỡ tốt đẹp, lại ở giữa bổn đạo dễ tiện mọi đàng. Năm ngoái bổn đạo còn thưa thớt, ở rải rác một hai người, mà năm nay khá vui vầy đông đảo, các nhà ở gần nhau làm một xóm có đạo. Chúng tôi vô nhà kế có Quan đạo, thầy sở và anh em bổn đạo hết thảy vô chào mừng. Hết mọi người tỏ dấu vui mừng, vì đã lâu hằng trông mong cho có các cha tới thăm viếng.
          Hôm sau là ngày Chúa nhựt, có quan tây bà đầm, Quan đạo, quan Phán và bổn đạo nam nữ vào xem lễ chật nhà thờ. Lễ xong chúng tôi đi thăm Quan Sứ và đưa trình ngài cái thơ Đức Cha. Quan Sứ tiếp chúng tôi cách vui vẻ tử tế và mời chúng tôi đến ngày thứ ba làm lễ kỷ niệm cầu cho quan cố Toàn quyền Pasquier. Chúng tôi vưng chịu, thì Quan Sứ xin Quan đạo và quan ba lo sắm bàn mồ và treo cờ cột lá, còn trong nhà thờ thì Quan đạo dạy mua vải đen vải trắng cắt hoa trau dồi trọng thể hết sức. Sáng ngày có binh lính bồng súng đến chào mừng và có các quan tây nam và các ông chủ sở đều đến đông đảo. Sự ấy cũng là một đều làm sáng danh đạo thánh Chúa giữa muôn vàn người ngoại đạo và mọi rợ, là những người thuở nay chưa biết đạo là gì.
          Ký giả ở lại dạy dỗ và rửa tội hơn năm mươi người chầu nhưng [2]. Trông cậy ơn Chúa, có lẽ họ Banmêthuột mau thạnh, vì phần nhà nước còn cấm chưa cho người annam trưng đất cát lập làng xóm, còn phần đạo Đức Cha đã trưng thành một vũng đất bằng thẳng rộng lớn, để cất nhà thờ và cho người annam ở. Nên những người annam mới lên, phải tới chỗ đất nhà chung thì mới có chỗ ở được.
          Ở Banmêthuột cách sáu bảy tháng trước có đạo Tin lành tới cất nhà ở và lo mở đạo mình. Ký giả nhơn dịp đi thăm ông phán Đê, có ghé lại nhà đạo Tin lành thấy đóng cửa…
          Hiện rày người có đạo còn ít, song sánh với người kẻ ngoại thì đã được phần nửa. Lại chỗ Banmêthuột còn đang mở mang, có công việc làm nhiều; có tiền bạc nhiều, nhơn công rất mắc mỏ, nên người annam hằng tìm lên đặng kiếm tiền. Trông cậy càng thêm người annam, thì sự đạo cũng càng thêm.
          Còn người mọi , thấy họ cũng quen lớn với người annam. Ở nhà thờ mấy bữa chiều tối đọc kinh có thắp đèn, thì thấy họ tới coi đông; họ ngó coi trên bàn thờ cách còn sợ, song bộ kính nể. Trông cậy ơn Chúa, có kẻ giảng khuyên, thì chắc có nhiều kẻ theo đạo. Khi ký giả đã giúp dạy dỗ, rửa tội cho người đạo mới và cũng mở ơn Toàn xá cho anh em bổn đạo cũ, xong các việc ký giả trở xuống, thì anh em bổn đạo cũ mới cũng đều gởi lời cúi lạy Đức Cha và gắn xin người cho có cha sở cho mau, hầu mở mang nước Chúa. Ký giả hứa sẽ trình Đức Cha mọi đều, song sự cho có cha sở cho mau, ký giả trộm nghĩ: Đức Cha cũng khó bề liệu. Vì địa phận mới chia, các cha annam không lên nữa, còn các cha tây có qua cha nào, thì may vừa lắp lại đủ những cha đau hay là chết.
          Vậy anh em hãy nguyện xin Chúa sai thêm những kẻ làm việc trong ruộng mình, vì lúa chín thì nhiều mà thợ gặt thì ít.

                                                                                             P. Ban
                                                         (Trích “Chức dịch thơ tín”, Địa phận Kontum số 24,
                                                                               tháng 04.1935, tr. 278-281)

MINH SƠN giới thiệu
_____________________
[1] x. Thư của ĐC Martial Jannin gởi cho cha Nicolas Cận ngày 21/03/1934 (tài liệu MEP).
[2] Dự tòng.
          

Kỷ niệm 80 năm thành lập Giáo xứ Thánh Tâm - Nhà thờ Chính tòa Banmêthuột



Lúc 05g00 sáng ngày 30/3/2017,kỷ niệm 80 năm Giáo xứ Thánh Tâm - Nhà thờ Chính tòa Banmêthuột được thành lập với tên gọi đầu tiên là Giáo xứ Banmêthuột, cha Giuse Trịnh Văn Hân dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa đã quan phòng, ban nhiều hồng ân trên giáo xứ, và xin Chúa chúc lành cho Giáo xứ Thánh Tâm ngày càng thăng tiến, giữ vững niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa.
Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, cây, đám mây và ngoài trời
Nhà thờ Chính tòa BMT (Gx Thánh Tâm) 2017
Ngược dòng thời gian 80 năm trước, khu đất được chọn để thành lập Giáo họ là một khu rừng thuộc đất quy hoạch, được ông Desteney, Công sứ Pháp nhường cho Giáo phận Kontum. Nhưng giấy tờ chưa được ký thì viên Công sứ Pháp này phải chuyển đi làm Công sứ tỉnh Thừa Thiên...
Sau đó, Đức Cha Jannin nhờ Thầy Hiền, một cựu Thầy giảng có gia đình thuộc Giáo phận Qui Nhơn, đi giúp lập Họ đạo Ban Mê Thuột. Thầy Hiền trước đây thuộc Hội Thầy giảng (Catéchiste) do Cha Đắc Lộ lập ra, nguyên quán ở Họ đạo Mang Yang (theo tiếng dân tộc địa phương gọi là Cửa Trời). Thầy đến nhiệm sở ngày 15.5.1934. Thầy và bổn đạo Ban Mê Thuột cùng nhất trí cất nhà nguyện Giáo họ. Nhưng công trình không thể bắt đầu vì đất đai chưa có giấy phép, do thông cáo số 187-CA ngày 15.3.1934 của Tòa Khâm sứ Trung kỳ (Pháp) tại Huế, đình chỉ tất cả việc cấp đất thành phố cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, và phải đợi chỉ thị mới của Phủ Toàn quyền Đông Dương...!
Sau này Đức Cha Jannin lại đưa Thầy Hiền qua Ban Mê Thuột lần nữa để tiếp xúc với đồng bào Êđê, học tiếng và dạy đạo cho họ. Nhưng công việc lại bị cản trở vì thông cáo số 3614 ngày 15.11.1930 của Tòa Khâm sứ Trung kỳ cấm truyền đạo cho người Thượng trong tỉnh Darlac cho đến khi có chỉ thị mới !
Tuy có lệnh cấm cấp đất thành phố, nhưng bổn đạo Ban Mê Thuột cứ nôn nóng làm nhà nguyện trên khu đất đã nhường cho Giáo phận Kontum, dù chưa có giấy tờ chính thức... Và ngày 15.8.1934, một nhà nguyện mái tranh vách ván đã được dựng lên. Năm 1959, Thầy Hiền thay mặt Toà Giám mục Kontum hướng dẫn bổn đạo dựng lại nhà thờ bằng gỗ sao. Năm 1965, các Nữ tử Bác Ái Vinh Sơn đã xây một nhà nguyện mới trên nền nhà nguyện tiên khởi này. Hiện nay là Trường Trung học Cơ sở Phan Chu Trinh.
Nhà  thờ Thánh Tâm 1951
• Thành lập Giáo xứ Ban Mê Thuột: 30.3.1937 
Nhà nguyện Họ đạo Ban Mê Thuột tuy được xây cất trên khu đất chưa có giấy phép, nhưng Công sứ tỉnh Darlac là ông Henri Gerbinis và ông Trương Kỳ, quan Annam đầu tỉnh đã làm ngơ, vì cả hai ông đều là người Công giáo.

Những Con Đường Khai Phá Vùng Truyền Giáo Tây Nguyên-Ban Mê Thuột



Ngày 22/06/1967, Đức Thánh Cha Phaolô VI ban Sắc chỉ Qui Dei Benignitate thiết lập giáo phận Ban Mê Thuột gồm 3 tỉnh: Đăklăk (Gp Kontum), Quảng Đức và Phước Long (Gp Đà Lạt). Giáo phận mới trải rộng trên diện tích 21.723 km2 với dân số 290.800 người, gồm: người Kinh, Thượng, Mường, Nùng, Thái. Đồng thời với Tông sắc "Qui omnium Catholicae", Đức Thánh Cha Phaolô VI đã bổ nhiệm linh mục Phêrô Nguyễn Huy Mai (Sinh 03/07/1913-Lm 29/06/1941-Gm 15/08/1967-Qđ 04/08/1990) làm giám mục tiên khởi giáo phận Ban Mê Thuột. Ngài được tấn phong giám mục ngày 15/8/1967, tại Sài Gòn; Tựu chức Gm BMT ngày 22/08/1967. Khi thành lập, giáo phận có 55 linh mục, 33 giáo xứ với 56.719 giáo dân.
Nhân dịp mừng kỷ niệm Kim Khánh thành lập giáo phận Ban Mê Thuột (22/06/1967- 22/06/2017), và cũng là dịp tạ ơn 80 năm thành lập Giáo xứ Ban Mê Thuột - Gx Thánh Tâm (Nhà thờ Chính tòa) BMT ngày nay (30/03/1937-30/03/2017), chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài nghiên cứu của Lm Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn, Ban mục vụ truyền thông Gp Kontum, về "Những con đường khai phá vùng truyền giáo người dân tộc Tây Nguyên-Ban Mê Thuột".
Xin hiệp thông cùng nhau tạ ơn Chúa và xin chia vui cùng Gp Ban Mê Thuột, cũng như với Gx Thánh Tâm-Nhà thờ Chính Tòa nhân những sự kiện trọng đại này.

MINH SƠN 31/03/2017

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, cây, đám mây và ngoài trời
Nhà thờ Chính tòa Ban Mê Thuột 2017
_____________________________


NHỮNG CON ĐƯỜNG KHAI PHÁ
“VÙNG TRUYỀN GIÁO NGƯỜI DÂN TỘC TÂY NGUYÊN”.
-TIỀN THÂN ĐỊA PHẬN BAN MÊ THUỘT-
Đầu tháng 03/2017, chúng tôi nhận được một  quyển  “GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM, NIÊN GIÁM 2016” của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đối với chúng tôi thật quí giá, và cảm thấy như là phần ruột thịt, tâm huyết của mình. Nói như vậy có người cho rằng thấy tài liệu “quí giá”  lại quàng cho mình.
“Niên Giám 2017”  ghi lại những nội dung do Giáo phận, các Hội dòng, Đoàn thể và nhiều vị nghiên cứu cung cấp cho phần nội dung quyển sách, Riêng cá nhân, chúng tôi lưu tâm đến chương 20 “GIÁO HỘI VÀ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM” cũng như các Giáo phận có những bước chân như tạo thành “dấu ấn” trong công cuộc truyền giáo cho người dân tộc Miền Tây Nguyên, ở đây chúng tôi lưu ý hơn trong những thế kỷ XVIII đến XX.
Cách đây hơn một năm, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum vừa nhận được lời đề nghị của Cha  An tôn NGUYỄN NGỌC SƠN tài liệu về Lịch sử truyền giáo dân tộc thiểu số ở Việt Nam và xin Đức Cha góp ý hoàn chỉnh tài liệu nầy. Đức Cha Micae qui tụ hơn 10 linh mục trong Giáo phận và Ngài đề nghị chúng tôi tham gia. Ngài chỉ đạo về phương thức làm việc: chia 4 nhóm, có người tổng hợp và phương án trình bày nội dung. Sau gần một tháng, chúng tôi đã trình lại cho Ngài nội dung, tuy không được như ý vì không có nhiều thời gian. Ngài cũng cho chúng tôi biết việc làm niên giám không thể trình bày mọi chi tiết. Ngài còn đề nghị chúng tôi tiếp tục đào sâu các lịch sử truyền giáo và văn hóa trong các Giáo phận vùng có nhiều người dân tộc như Ban Mê Thuột, Đà Lạt… và sẽ bổ túc sau. Được Ngài chỉ dẫn, chúng tôi an tâm nghiên cứu thêm không phải như các chuyên viên có học vị, nhưng như các linh mục gắn bó với công cuộc mục vụ là loan báo Tin Mừng trong thời gian đã qua và quan tâm những nhu cầu tôn giáo, văn hóa giai đoạn sắp tới. Chúng tôi cũng đã mạo muội trình bày về công cuộc “Truyền giáo Vùng Bình Phước cho người Xtiêng” và đã được đăng lên trang mạng mục vụ truyền thông Giáo phận Kontum và một vài trang mạng khác[1].
Nhân kỷ niệm 25 năm thành lập địa phận Ban Mê Thuột (1967-1992) , chúng tôi cũng đã tìm hiểu hình thành địa phận và có gởi đến ban tổ chức trong dịp này. Năm nay (2017) kỷ niệm mừng 50 năm thành lập địa phận Ban Mê Thuột là dịp thúc đẩy chúng tôi tìm hiểu thêm với nội dung:
NHỮNG CON ĐƯỜNG KHAI PHÁ
“VÙNG TRUYỀN GIÁO NGƯỜI DÂN TỘC TÂY NGUYÊN”
 (Thế kỷ XVIII – XX)
Chúng tôi không trình bày chi tiết những con đường khai phá Vùng truyền giáo này, nhưng chỉ mong ghi lại một số nét chính yếu những bước nhân của các vị thừa sai ngoại quốc cũng như các linh mục thừa sai bản xứ Việt nam ít được nhắc tới. Phần lớn chúng tôi trình bàymột số bản đồ, những đoạn sách của một số tác giả, liên quan cách cụ thể đến địa phận Ban Mê Thuột. Chúng tôi thường dựa vào sách tiếng ngoại quốc để trích dẫn ý kiến và nhận định khác nhau, thỉnh thoảng cũng dựa vào sách dịch ra tiếng quốc ngữ, tuy nhiên trong bản dịch này có một số danh xưng chức vụ của các vị thừa sai chưa chuẩn.

Mời xem đầy đủ bài viết, theo link dưới đây:

Nguồn bài viết: giaophankontum.com

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Thánh lễ an táng nữ tu Raymonde Trần Thị Kiển


TẠ ƠN CHÚA, MỘT ĐỜI NGƯỜI

Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giám mục Giáo phận Qui Nhơn cử hành Thánh lễ an táng nữ tu ANNA RAYMONDE TRẦN THỊ KIỂN vào lúc 14 giờ ngày 25/3/2017 tại nhà nguyện Cộng đoàn hưu dưỡng Ghềnh Ráng cùng với 32 cha trong Giáo phận.

Chị em trong Hội dòng và bà con thân tộc vây quanh linh cửu người chị thân yêu sốt sắng dâng lời kinh, tiếng hát, góp nhặt những hy sinh để cầu nguyện cho chị. Những nét son trong cuộc đời dâng hiến được lược qua đôi dòng tiểu sử: Nữ tu Anna Raymonde chào đời ngày 13/10/1918 tại Tân Hương, Kontum, trong một gia đình đạo đức. Năm 15 tuổi, chị gia nhập Đệ tử viện Gò Thị. Sau năm năm tu luyện, chị gọi vào Tập viện ngày 22/8/1938. Nơi đây, chị đã xác tín hơn về ơn gọi Mến Thánh Giá của mình, chị tuyên khấn lần đầu vào ngày lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương 22/8/1940. Từ đây, chị dấn thân cho Đặc sủng và sứ mạng của Hội dòng và sẵn sàng tuyên khấn trọn đời ngày 22/8/1948.

Kể từ ngày tuyên khấn, chị gắn chặt đời mình cho Hội dòng và được sai đi bất cứ nơi nào Hội dòng muốn:

Từ năm 1940 – 1941: chị đến phục vụ tại Vạn Giã, Khánh Hòa. Năm 1941 – 1945: phục vụ tại Cộng đoàn Nam Bình, Bình Định; năm 1945 – 1949: làm việc tại Cộng đoàn Dinh Thủy, Ninh Thuận; năm 1949 – 1950: được sai đến Cộng đoàn Hà Dừa. Từ năm 1950 – 1954: chị trở lại phục vụ Cộng đoàn Vạn Giã và năm 1954 – 1955: chị lại đến Dinh Thủy. Năm 1955 – 1957: chị gọi về phục vụ tại Nhà Mẹ Gò Thị.

Từ năm 1957 – 1976, suốt gần 20 năm chị được gọi làm công việc dạy học ở các trường Trinh Vương Qui Nhơn; trường Quảng Ngãi; trường Đồng Tiến, Qui Nhơn; trường Phú Tài, Qui Nhơn; trường Tiến Đức, Quảng Tín; trường Trà Kiệu, Đà Nẵng và trường Hộ Diêm, Ninh Thuận.

Với con người mẫu mực, tận tụy, tận tâm và tận lực trong môi trường giáo dục, chị đã cống hiến cho Giáo Hội những người con tinh thần nay đã là những linh mục nhiệt thành trên cánh đồng truyền giáo trong các Giáo phận Phan Thiết, Nha Trang và Qui Nhơn.

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Giảng lễ an táng nữ tu Raymonde Trần Thị Kiển


LỄ AN TÁNG BÀ ANNA RAYMONDE TRẦN THỊ KIỂN
 
Kính thưa Cộng đoàn,
  1. Chúng ta đang sống trong Mùa Chay là mùa chuẩn bị để mừng trọng thể Mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Cứu thế, tức là mừng Cuộc Khổ nạn, cái chết và sự Phục sinh của Ngài . Đó chính là nguồn ơn cứu chuộc chúng ta mà Chúa Quan phòng dành cho con người hèn mọn chúng ta. Hãy cảm tạ Chúa.
  2. Bài đọc Sách Gióp ghi nhận cho chúng ta lời tuyên xưng của Gióp : “Tôi biết Đấng cứu chuộc tôi hằng sống!” Ông tuyên xưng tấm lòng son sắt xác tín vào tình thương vô biên và sự tốt lành của Thiên Chúa dành cho những kẻ kính sợ Ngài, và không gì có thể lay chuyển niềm tin của ông vào Thiên Chúa đầy lòng xót thương ông! Ông biết ca tụng Chúa cả khi gặp khổ đau và mất mát.
          Đây cũng chính là niềm tin của người chị em chúng con vừa mới qua đời, qua cuộc sống Thánh Hiến của mình trước biết bao cảnh huống xã hội khó khăn và hỗn loạn, những bổn phận và sứ mệnh tông đồ bị thử thách, Chị đã chu toàn trong suốt 84 năm sống trong Nhà Chúa, qua khắp 3 Giáo phận Đà Nẵng, Qui Nhơn và Nha Trang; rồi 17 năm phải sống xa Nhà Dòng để phục vụ gia đình có mẹ, và hai Em bệnh hoạn và tật nguyền, Chị luôn vui lòng chấp nhận như một sứ mệnh của tình thương yêu vừa tự nhiên, vừa siêu nhiên.
3.       Qua bài Thư Thánh Phaolô Tông Đồ (Rm. 8,31b-35.37-39).
Thánh nhân quả quyết: “Nếu Thiên Chúa phù trợ chúng ta, thì ai có thể chống lại chúng ta? ... Và nữa: Ai sẽ tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Có phải là gian truân, buồn sầu, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, bắt bớ, gươm giáo chăng? Nhưng trong tất cả những điều ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu thương chúng ta.”
          Trong những năm dài bệnh tật, 24 năm cuối cùng ở Nhà Hưu dưỡng! con thấy Chị vẫn luôn bám chặt lấy tình yêu Chúa Giêsu và Con nghĩ rằng Tình Yêu Thiên Chúa trong Chị luôn cháy sáng và hâm nóng Chị với cuộc sống biết hướng trọn về một mình Thiên Chúa chí ái! Chị thường nhắc nhở con những việc mục vụ cho người già cả. Chị rất chăm chỉ về cuộc sống bí tích , đọc sách và viết lách. Chị còn cho con những bài thơ đạo đức và đầy ý nghĩa.  

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Nữ tu Anne Raymonde Trần Thị Kiển - Hội Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn từ trần 24.03.2017

Chúng tôi vừa nhận được tin:


Nữ tu Anne Raymonde TRẤN THỊ KIỂN
Hội Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn
đã được về cùng Chúa 
vào lúc 15g15 ngày 24.03.2017,
tại Cộng đoàn Nhà Hưu dưỡng Ghềnh Ráng, Tp. Qui Nhơn.
Hưởng thọ: 99 tuổi.
76 năm khấn dòng.
Nghi thức Nhập Quan: 16 giờ 30, Thứ Sáu ngày 24/3/2017
          Nghi thức Di Quan: 13 giờ 30, Thứ Bảy ngày 25/3/2017
            Thánh lễ An táng:  14 giờ 00, Thứ Bảy ngày 25/3/2017
               do Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi 
                Giám mục Giáo phận Qui Nhơn chủ tế.
              Tại: Nguyện đường Cộng đoàn Hưu dưỡng Mến Thánh Giá Qui Nhơn,
                  64 Hàn Mặc Tử, Ghềnh Ráng, Qui Nhơn.

                     An táng tại:   Nghĩa trang Bùi Thị Xuân, Qui Nhơn
------------------

Sơ Anne Raymonde TRẤN THỊ KIỂN sinh ngày 10.12.1918, tại làng Tân Hương, thuộc giáo xứ Tân Hương, Gp. Kon Tum (Phường Quyết Thắng, Tp Kon Tum).
Cha là ông Phaolô Trần Qui và mẹ là bà Maria Nguyễn Thị Thanh, là những tín hữu đạo đức. Ông Phaolô Qui là ông biện họ đạo Tân Hương, thường gọi là ông biện Kiển. Sơ Raymonde là chị cả của gia đình có 7 anh chị em, trong số đó có 3 người theo ơn gọi tận hiến: Sơ Raymonde  và 2 người em là Linh mục Gioan Baotixita Trần Khánh Lê, Lm Gp Kon Tum (sinh 1923 - Lm 1949 - Qđ 1985); Nữ tu Julienne Trần Thị Lợi, thuộc Tu hội Nữ tử Bác ái Thánh Vinh Sơn (sinh 1926-Khấn dòng 1950, hiện đang hưu dưỡng tại Cộng đoàn hưu ở Tp. HCM). 
Thiên Chúa đã tuyển chọn Sơ cách đặc biệt để để thực hiện chương trình yêu thương của Người. Ngay từ lúc còn nhỏ, Sơ Raymonde đã hăng hái từ giã gia đình cha mẹ xin đi tu, gia nhập vào Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Thị, Qui Nhơn. Sau những năm tu học và trải qua tập viện tại Gò Thị, Sơ đã tuyên khấn vào ngày 22.08.1941.
Trãi qua thời gian phục vụ tại nhiều cộng đoàn, nhiều nơi khác nhau một cách liên lỉ, bền bỉ, như ở Quảng Ngãi, Nha Trang (Gx Hộ Diêm 1971-1975), Qui Nhơn, Kon Tum... bằng lòng nhiệt thành, khiêm tốn, đạo đức.
Khi tuổi đã cao, sức khỏe giảm sút, Sơ về hưu dưỡng tại Cộng đoàn hưu của các Sơ MTG tại Ghềnh Ràng, Qui Nhơn.
Như ngọn nến tiêu hao đến giọt cuối cùng, vào lúc 15g15' ngày 24.03.2017, Sơ đã trút hơi cuối cùng, ra đi bình an trong Chúa. Hưởng thọ 99 tuổi. 76 năm khấn dòng.

Xin một lời tiễn biệt Bà Raymonde đáng kính, người con gương mẫu của Gx Tân Hương, Gp Kon Tum.
Nguyện xin Chúa đoái nhận Bà trên Quê Trời nơi quê hương đích thực.

Các Sơ MTG Qui Nhơn thời kỳ đầu (Sơ Kiển: thứ 2 phải sang)

Lớp khấn 22.8.1941


Bài thơ sau đây trích từ cuốn "GHI DẤU HỒNG ÂN 333 NĂM THÀNH LẬP DÒNG MTG ĐÀNG TRONG; 75 NĂM CẢI TỔ HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ QUI NHƠN (1929-2004), tr. 197:

VỀ HƯU

Về hưu đâu phải nghỉ ngơi
Hưu đâu có nghĩa là chơi không làm
Kìa xem cái miệng cái hàm
Dạ dày, tim phổi, chúng làm hay ngơi
Hưu là đổi mới đấy thôi
Thay chương trình cũ, đổi dời lối xưa
Tăng cường lòng mến đơn sơ
Tinh thần phục vụ sớm trưa, đêm ngày
Hồn thơ tươi trẻ hăng say
Cuộc đời dâng hiến lúc này dâng cao
Hồng ân Thiên Chúa tuôn trào
Con lo đền đáp thế nào, Chúa ơi!
Ngày qua sức kém mòn hơi
Gối chồn chân yếu, Chúa ơi dâng Ngài
Hành trình Thập Giá chông gai
Khổ đau Thập Giá là đài vinh quang
Đời con nghin nỗi lo toan
Tình yêu phó thác vuông tròn thủy chung
Tình Cha quảng đại đỡ nâng
Hồn con nhỏ bé, xin dâng tiến Ngài
Tình đời dẫu có phôi phai
Tình Cha con giữ, luôn hoài tín trung
Ngày mai hơi thở cuối cùng
Giữa triều thần thánh chung phần vinh quang
Ba Ngôi một Chúa cao sang
Dâng lời cảm tạ lòng vàng tri ân.

                                             Bà Raymonde
                                                 (Cộng đoàn Nhà Hưu Dưỡng-Ghềnh Ráng-QN)
                                              2004 (lúc 86 tuổi)

Vẫn còn nhớ Bà, vào năm 2006, dịp kỷ niệm 100 năm dựng nhà thờ (1906-2006) và 155 năm thành lập Họ đạo Tân Hương (1851-2006). Tuy tuổi đã cao Bà vẫn cố gắng về thăm, dự lễ, và gởi cho Tập Kỷ Yếu giáo xứ bài thơ "Tiếng lòng người con Tân Hương", gửi gắm trọn tâm tình dâng hiến, phó thác và hăng say phục vụ.

Xin phép được ghi chép lại đây như một kỷ niệm, hơn thế nữa như là lời nhắn nhủ của Bà cho thế hệ tiếp sau: 

Tiếng lòng người con Tân Hương

Đoàn con giáo xứ Tân Hương
Phúc thay Cha gọi lên đường theo Cha
Tình Cha quảng đại bao la
Đoàn con tiến bước theo Cha không lùi
Cuộc đời dâng hiến buồn vui
Cha luôn nâng đỡ vỗ về ủi an
Đoàn con vui sướng hân hoan
Tin Mừng rao giảng lan tràn khắp nơi
Buồm căng lưới thả không ngơi
Gạn từng con cá lội bơi lạc giòng
Thi nhau nối cánh tay vòng
Lao công vất vả đồng lòng xót thương
Thương người lạc bước lầm đường
Chạy theo lạc thú vấn vương tội tình
Phần ta nào nỡ lặng thinh
Chăm lo hạnh phúc riêng mình sao an
Bao người đói rách lầm than
Chạy theo cơm áo không màng phúc vinh
Cha cần con lễ hy sinh
Đắp bù tội lỗi công linh rạng ngời
Maria, Mẹ Chúa Trời
Nếu không có Mẹ con nhờ vào ai
Tình Mẹ thật quá thẳm sâu
Đoàn con dâng Mẹ lời cầu thiết tha
Mẹ thương rộng lượng hải hà
Ban muôn hồng phúc xứ nhà an vui
Sống đời thảo hiếu tin yêu
Thờ Chúa kính Mẹ gặp nhiều ủi an
Mai ngày trên cõi Thiên Đàng
Đoàn con lãnh nhận hào quang chói loà
Ngợi khen Chúa Cả Thiên Toà
Cùng Mẹ hạnh phúc chan hoà mến thương.

                                                              Nữ tu Raymonde Trần Thị Kiển
                                                              Dòng MTG Qui Nhơn 2006 (lúc 88 tuổi)

---------------------

Xin hiệp ý cầu cho linh hồn Sơ Raymonde sớm hưởng 
tôn nhan Đấng Tối Cao.

                                                                   Lê Minh Sơn
                                                                                                    24.03.2017

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Hướng Dẫn Mục Vụ Hôn Nhân Tại Giáo Xứ





Kết quả hình ảnh cho đỨC CHA Aloisio Nguyễn Hùng Vị

Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận Kontum xin giới thiệu tài liệu HƯỚNG DẪN MỤC VỤ HÔN NHÂN  TẠI GIÁO XỨ để toàn thể gia đình Giáo phận được rõ.
ĐỌC VÀ DOWNLOAD BẢN PDF TẠI LINK DƯỚI ĐÂY:
HƯỚNG DẪN MỤC VỤ HÔN NHÂN  TẠI GIÁO XỨ


------------------------------------------------------------------------------------------

*Click chuột trái vào các ảnh bên dưới để bung to và xem:







Nguồn: giaophankontum.com

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

Sinh nhật thứ 426 năm cha đẻ chữ Quốc ngữ: Xứ sở này nợ ông ấy lời tri ân

17155689_455850321417921_824731054655270838_n

Khi đọc những dòng chữ Việt ngữ này, là bạn đang chiêm ngưỡng tác phẩm của các linh mục thừa sai Dòng Tên gồm các cha Gaspar De Amaral, cha Antonio Barbosa, cha Francisco De Pina và cha Alexandre De Rhodes, tất cả họ đều là tác giả của quốc ngữ mà người Việt ta đang sử dụng hàng ngày.
Với linh mục Gaspar De Amaral, cha đã soạn cuốn từ điển Việt – Bồ. Với linh mục Antonio Barbosa, cha soạn cuốn từ điển Bồ – Việt. Với linh mục Francisco De Pina, được cho là cha đã dựa vào cách phát âm tiếng Bồ để chuyển tự ghi chép tiếng Việt khi ông vào Đàng Trong (Từ sông Gianh trở vào Nam). Nhưng các cha đều mất khá sớm, tuy vậy, cùng với một số linh mục khác trong giai đoạn tiên khởi này, các cha đã giúp đặt nền móng đầu tiên cho quốc ngữ Việt Nam.
Với linh mục Alexandre De Rhodes, thì cha đã dựa vào hai công trình từ điển nêu trên và bổ sung thêm phần La tinh để hình thành nên cuốn từ điển Việt – Bồ – La.
Thực tế, chính việc bổ sung phần La tinh của cha Alexandre De Rhodes đã trở thành đóng góp quan trọng bậc nhất giúp hình thành nên chữ viết theo lối La tinh mà sau đó nhanh chóng trở thành quốc ngữ Việt Nam.
Đánh giá về vai trò của linh mục Alexandre De Rhodes trong việc khai sinh nên quốc ngữ Việt Nam, tờ Nguyệt San MISSI do các linh mục Dòng tên người Pháp quản lý đã từng viết nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày sinh của ông, đại lược như sau: “Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, cha Alexandre De Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến ba thế kỷ”.
Quả vậy, khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách in quyển từ điển và các sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ tại nhà in Vatican – Roma, thì cha Alexandre De Rhodes đã giải phóng cho nước Việt Nam về chữ quốc ngữ.
Bởi lẽ trước đó, tương tự như Nhật Bản và Cao Ly (Triều Tiên), thì người Việt Nam sử dụng lối chữ viết tượng hình, biểu ý của người Tàu hoặc chữ nôm do tự sáng chế và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Cao Ly mới chế biến ra chữ viết riêng của họ, nhưng vẫn không theo cách viết La tinh nên bị hạn chế nhiều. Còn người Nhật Bản thì sau nhiều lần thử nghiệm chế biến lối chữ viết khác, nhưng cuối cùng đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình, biểu ý của người Tàu.
Trong khi đó, chính người Tàu dưới chế độ cộng sản của Mao Trạch Đông cũng đã từng tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Alexandre De Rhodes, đã tiến bộ trước người Tàu đến hơn ba thế kỷ rưỡi (1651 – 1017 – tính từ năm in cuốn từ điển Việt – Bồ – La đến thời điểm hiện nay.
Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng mình cha Alexandre De Rhodes khởi xướng ra chữ Quốc ngữ. Trước đó, các cha thừa sai Dòng Tên người Bồ Đào Nha ở Ma Cao đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La Tinh rồi. Tuy nhiên, chính cha Alexandre De Rhodes là người hệ thống hóa, hoàn tất công trình làm ra chữ quốc ngữ thành công vào năm 1651, tức là năm mà cuốn tự điển Việt – Bồ – La chào đời tại nhà in Vatican – Roma.
Thế nên, chính tại nhà in Vatican ở Roma là nơi mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình, và chính năm 1651 cũng là năm khai sinh chính thức của chữ quốc ngữ Việt Nam.
Theo đó, chữ viết theo lối La tinh ban đầu được các nhà truyền giáo đặt nền móng cho việc sử dụng trong cộng đồng Ki-tô giáo Việt Nam, đến khi được người dân Việt Nam chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, thì mặc nhiên nó đã tự mình được nâng cấp thành chữ quốc ngữ.
Ghi nhận công nghiệp của cha Alexandre De Rhodes đối với xứ sở, năm 1941, một tấm bia kỷ niệm nhân ngày sinh nhật thứ 350 của cha đã được dựng ở gần bên bờ Hồ Gươm trước cửa đền bà Kiệu – Hà Nội. Đến năm 1957, khi Hà Nội thuộc sự quản lý của chính quyền Cộng Sản thì bia đã bị gỡ bỏ.
Chính quyền Sài Gòn cũ đặt tên ông cho một con đường tọa lạc trước mặt Dinh Độc Lập, nay là Dinh Thống Nhất, đối xứng với phía bên kia là đường Hàn Thuyên, tên danh sĩ được ghi nhận có công phát triển và phổ biến lối chữ Nôm. Sau năm 1975, chính quyền cộng sản đổi tên đường thành Thái Văn Lung và bây giờ thì đã trả lại tên cũ là Alexandre De Rhodes cho con đường này.
Về tiểu sử: Nguyên, cha Alexandre De Rhodes (Đắc Lộ) sinh ngày 15/03/1591 (hay 1593?) tại vùng Avignon, miền nam nước Pháp. Gia đình ông thuộc gốc Do Thái ở thành phố Rhodes (bán đảo Iberia), tổ tiên sang tị nạn ở vùng Avignon là đất của Giáo Hoàng. Ông gia nhập Dòng Tên tại Roma năm 1612, thời kỳ công cuộc truyền giáo cho các dân tộc đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Đầu năm 1625, cha Alexandre De Rhodes đến Việt Nam bắt đầu từ Hội An. Cha bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ. Từ đó, Việt Nam trở thành quê hương thứ hai của cha. Nhưng cuộc đời truyền giáo của cha ở đây rất gian nan, trong vòng 20 năm, cha bị trục xuất đến sáu lần. Đến năm 1645, cha bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam. Cha mất ngày 5/11/1660 ở Iran, thọ 69 tuổi.
Hiện nay, ở Việt Nam đã từng xuất hiện ý kiến phủ nhận công lao đóng góp của cha Alexandre De Rhodes trong việc khai sinh chữ quốc ngữ, một trong số họ nêu quan điểm : “Alexandre De Rhodes làm sách bằng chữ quốc ngữ là để phụng sự cho việc truyền bá đức tin Ki-tô giáo, chứ tuyệt đối không vì bất cứ một lợi ích nhỏ nhoi nào của người Đại Việt cả. Người Việt Nam đã tận dụng chữ quốc ngữ, mà một số cố đạo đã đặt ra, với sự góp sức của một số con chiên người Đại Việt, để làm lợi khí cho việc giảng đạo, thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện “gậy ông đập lưng ông” mà thôi. [1]
Riêng đối với công chúng, thì:
– Lối chữ viết đã trở thành quốc ngữ của xứ sở với chín mươi triệu đồng bào cả trong và ngoài nước cùng sử dụng;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện những dòng lịch sử oai hùng của dân tộc từ thuở hồng hoang đến nay;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện lời ru “Ầu ơ …” ân cần của mẹ từ ngày sinh ra ta làm kiếp người;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện sự yêu thương giữa những thành viên trong gia đình, giữa những đôi tình nhân, giữa những người tri kỷ …
– Lối chữ viết được dùng thể hiện ca từ những nhạc phẩm bất tử như Bạch Đằng Giang, Hội nghị Diên Hồng, Trưng Nữ Vương, Lòng mẹ, Tình ca …
– Lối chữ viết mà dân ta có thể tự hào là riêng biệt trong khi rất nhiều quốc gia khác, kể cả nhiều cường quốc vẫn còn phải vay mượn (Úc, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Ấn Độ, Gia Nã Đại, Nhật Bản, Đại Hàn …);
Thì người khai sinh của lối chữ viết ấy chắc chắn phải là ÂN NHÂN của xứ sở mình, bất kể đến quốc tịch của họ, bất kể đến tôn giáo của họ và bất kể đến động cơ của họ khi khai sinh lối chữ ấy !
Và với chế độ :
– Lối chữ viết được Ông Hồ Chí Minh dùng để viết lời Tuyên ngôn độc lập khai sinh chế độ;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện Hiến pháp quy định sự độc tôn chính trị của Đảng Cộng Sản;
– Lối chữ viết được dùng trong tất cả mọi sinh hoạt chính trị, hành chính, xã hội, kinh tế, giáo dục, văn hóa …
– Lối chữ viết mà hơn 700 tờ báo của chế độ đang dùng;
– Lối chữ viết mà hơn 24.000 vị tiến sĩ khoa bảng quốc gia đang dùng;
– Lối chữ viết mà hơn 400 trường Đại học, cao đẳng các loại và hàng vạn trường học các cấp đang dùng;
Nhưng lại không mấy ai trong số họ nhắc đến ngày sinh nhật của cha Alexandre De Rhodes, người có công khai sinh lối chữ viết mà nghiễm nhiên đã là quốc ngữ của xứ sở, như là một trong những ân nhân của dân tộc này thì thật là đáng thất vọng !
Tôi tin rằng, xứ sở này nợ ông ấy lời tri ân!
Thái Hà (13.03.2017) – Kỷ niệm 426 năm ngày sinh Cha Alexander Rhodes, người khai sinh chữ Quốc ngữ (15/3/1591 – 2017).
LS Đặng Đình Mạnh
12-3-2017
Nguồn @Đinh Hữu Thoại