Đại Hội giới trẻ thế giới XXVIII.
Năm
1984 Á Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaoloô II. đã đưa ra sáng kiến kêu gọi
mời Bạn Trẻ về Roma họp mặt dịp mừng Kỷ niệm giới trẻ thế giới. Từ sáng
kiến thiên tài đó, Đại Hội giới trẻ thế giới đã thành hình trong đời
sống Giáo Hội Công Giáo từ ngày đó với 27. lần Đại Hội, và lần thứ 28.
sẽ được tổ chức diễn ra từ ngày 23. đến 28. tháng Bảy ở Rio de Janeiro
bên nước Brazil thuộc miền Nam Châu Mỹ Latinh.
Đại Hội Giới trẻ thế giới đã trở thành một nếp sống đạo cho người trẻ trong Giáo Hội Công gíao đến nay trải qua với ba đời Gíao Hoàng, Gioan Phaolo II., Benedicto XVI và Phanxico. Vì Đức gíao Hoàng là người đứng ra triệu tập Bạn Trẻ lại, và chủ sự những buổi cầu nguyện, giảng dạy gặp gỡ với Bạn Trẻ. Trong qúa khứ đã có từng hàng trăm ngàn, hàng triệu Bạn Trẻ kéo về tham dự Đại Hội ở những lần trước.
1. Chủ đề đại hội 2013
Mỗi kỳ Đại hội diễn ra với một chủ đề. Đại hội giới trẻ thế giới 2013 với chủ đề lấy từ câu Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ:“ Anh em hãy đi giảng dạy cho muôn dân“ (Mattheo 28, 19.)
Khi đưa ra chủ đề cho đại hội, đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. đã có suy tư:
„Các Bạn thân mến, các con đừng bao giờ quên rằng hành động đầu tiên của tình yêu mà các con có thể trao ban cho người khác chính là chia sẻ niềm hy vọng của chúng ta. Nếu chúng ta không trao cho họ chính Thiên Chúa, chúng ta đã trao cho họ quá ít ỏi! Đức Giêsu đã truyền cho các môn đệ rằng: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em. và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28,19-20).( Thông điệp Đại Hội Giới trẻ thế giới 2013)
Và đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. nhìn đại hội các Bạn Trẻ tụ họp về gặp gỡ trao đổi cách sống đức tin, đó là nền văn hóa gặp gỡ.
„Con đường để làm cho muôn dân trở thành môn đệ là thông qua Phép Rửa và việc học giáo lý. Như vậy, để dẫn người khác đi vào cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu trước hết phải là một cuộc gặp gỡ sống động ngang qua Lời và các Bích Tích. Theo cách này, họ có thể tin vào Ngài; họ có thể đi đến việc biết Người và sống trong ân sủng của Ngài. Cha muốn mỗi người trong các con hãy tự vấn chính mình: Tôi đã bao giờ có đủ can đảm để đề nghị một người trẻ lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội chưa? Tôi đã bao giờ mời gọi ai đó dấn thân vào hành trình khám phá niềm tin Kitô giáo chưa? Các bạn thân mến, đừng e ngại đề nghị một cuộc gặp gỡ với Đức Kitô cho con người trong thời đại hôm nay. Hãy cầu xin sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần sẽ chỉ cho các bạn con đường để hiểu biết và yêu mến Thiên Chúa nhiều hơn, và để trở nên đầy sáng tạo trong việc công bố Tin Mừng.“ ( Thông điệp Đại Hội Giới trẻ thế giới 2013)
Đức đương kim giáo hoàng Phanxicô có suy tư về ý nghĩa câu kinh thánh chủ đề đại hội, khi làm chứng rao giảng tin mừng của Chúa là khơi dậy dấu chỉ sự hiện diện của Chúa luôn mãi trong đời sống (Jorge Mario Bergoglio, Papst Franziskus, Offner Geist und gläubiges Herz, Herder 2013,Tr. 21.)
Theo truyền thống đạo đức tốt lành, Đại Hội giới trẻ thế giới 2013 được đặt dưới sự bảo trợ thiêng liêng của các Thánh: Á Thánh giáo hoàng Gioan Phaoloô II., Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội Aparecida, Thánh Sebastian, Thánh Anton, Thánh nữ Terexa thành Lisieux.
Và 13 Vị Thánh khẩn cho Đại Hội nữa Thanh nữ Rosa Lima, Thánh Terexa thành Los andes, Á Thánh Laura, Á Thánh Giuse thành Anchieta, Á Thánh Albertina thành Berkenbrock, Á Thánh Chiara thành Luce Badano, Á Thánh Nữ tu Dulce, Á Thánh Adilo, Á Thánh Pier Giorgio, Á Thánh Isidore, Áb Thánh Frederich Oyanam, Thánh Georg, Thánh Andre Kim và các Bạn Tử đạo.
Đại Hội giới trẻ thế giới thứ 28. chuẩn bị đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxico đến cùng với 2,5 triệu Bạn Trẻ trên thế giới về tham dự. Phần lớn Bạn Trẻ đến từ nước Brayil, nước Argentina và Hoa Kỳ. Có hơn 8.500 Linh mục ghi tên, 5.500 phóng viên nhà báo ghi danh tham dự tường thuật. Các tham dự viên Đại Hội được phân phối cư ngụ ở các nhà tư nhân trong thành phố Rio de Janeiro, các trường học, các phòng thể thao thành phố.
Trong suốt thời gian Đại hội có 270 địa điểm dậy cắt nghĩa Giáo lý bao gồm 26 ngôn ngữ khác nhau. Hơn 60.000 nhân viên làm việc thiện nguyện giúp đỡ săn sóc các tham dự viên Đại Hội. Có 800 Ca sĩ, Vũ công, diễn viên cakịch và nhạc công cùng trình diễn những màn ca hắt, vũ múa trong những chương trình chính của Đại Hội.
Theo ước tính Đại hội đã sửa soạn 4 triệu bánh lễ cho các Thánh lễ và 100 Tòa giải tội dùng cho Đại Hội.
Ngoài sân cánh đồng Copa Cabana rộng bằng 150 sân đá banh cộng chung lại, là nơi chính lễ đài Đại Hội và có 18 mân hình lớn dựng treo chung quanh để giúp những người ở xa khăn đài tiện theo dõi đêm canh thức ngày 27.07. 2013, và ngày lễ bế mạc 28.07.2013.
2. Logo Đại Hội
Đại hội được vẽ trình bày theo hình một trái tim, mà Chúa Giêsu mầu vàng đang giang tay đứng ở trung tâm đại hội sai các Tông đồ, sai các Bạn Trẻ ra đi truyền gíao với bức tượng Chúa Giêsu nổi tiếng thế giới ở Rio de Janeiro nước Brazil.
„Bức tượng Chúa Kitô Cứu Thế nổi tiếng hướng nhìn về thành phố xinh đẹp của Brazil sẽ là biểu tượng cho chúng ta. Đôi tay rộng mở của Đức Kitô là một dấu chỉ của một khao khát mạnh mẽ nơi Ngài, khao khát ôm trọn những ai đến với mình; và trái tim của Đức Kitô tượng trưng cho tình yêu lớn lao của Ngài dành cho mọi người và cho từng người trong các con. Hãy để cho Đức Giêsu lôi cuốn các con!“ ( Thông điệp Đại Hội Giới trẻ thế giới 2013)
Mầu xanh lá cây (Zuckerhut) là hình ảnh những ngọn núi đặc trưng của thành phố Rio de Janeiro. Cây Thánh Giá màu trắng được đặt ở giữa nhấn mạnh đến nhận thức rằng nước Ba Tây được biết đến như là miền đất của Thánh Giá (Pilgerkreuz). Lớp màu xanh dương (Die Kuester Brasiliens) nói đến tài nguyên biển của đất nước Ba Tây Brasil. Ba màu sắc: vàng, xanh lá cây và xanh dương biểu hiện rỏ nét là ba màu căn bản của quốc kỳ Brazil.
3. Đất nước Brazil
Quốc gia Brazil Tây ở miền nam châu Mỹ Latinh. Brazil là một quốc gia rộng lớn với 8,5 triệu cây số vuông chiếm 47 % toàn diện tích Châu Mỹ Latinh. Một bên là vùng bờ biển Đại tây Dương chạy dài, một bên vùng đất lền giáp biên giới với những quốc gia Uruguay, Argentina, Paraguay, Bolivien, Peru, Kolumbia, Venezuela.
Brazil cũng là quốc gia có dân số đông nhất Châu Mỹ Latinh với 194 triệu dân, gồm nhiều sắc dân khác nhau. Thủ đô của Brazil là Basilia. Những thành phố lớn đông dân và nổi tiếng của Brazil đều nằm theo phía dọc bờ biển, như thành phố Sao Paolo,, Rio de Janeiro, Porto Alegre....Ngôn ngữ chính của Brazil là tiếng Bồ đào nha. Vì xưa kia là thuộc địa của Bồ đào Nha. Năm 1822 Brazil đã đứng lên tuyên bố đòi độc lập, và ba năm sau 1825 Bồ đào Nha công nhận để cho Brazila được trở thành một quốc gia độc lập.
Về chính trị, Brazil theo chính thể Cộng Hòa liên bang, chính phủ, Quốc Hội do dân bầu ra. Theo ước tính trên dưới 70% dân chúng theo Công Giáo Roma chiếm khoảng 120 triệu người. Ngài ra còn có những Tôn gíao khác như Tin Lành phái Giáo Hội tự do, Do Thái giáo, Hồi Gíao, Tín ngưỡng địa phương...
Brazil là một quốc gia có những cầu thủ bóng đá điêu luyện nổi tiếng. Đội bóng đá quốc gia Brazil nổi tiếng dẫn đầu thế giới là đội bóng có lối chơi nhồi bóng hùng mạnh nhanh lẹ và đã năm lần đoạt World Cup.
4. Thành phố Rio de Janeiro
Rio de Janeiro là thành phố lớn thứ hai của Brazil và đồng thời cũng là thủ phủ của bang Rio de Janeiro. Thành phố này nằm ở vùng vịnh Guanabara phía Đông Nam của nước Brazil. Tên thành phố theo nguyên ngữ tiếng Bồ đào Nha có nghĩa là „con sông tháng Giêng“. Vì Gaspar de Lemons đã khám phá ra vùng vịnh này vào ngày 01. tháng Giêng năm 1502, và Ông đã nhầm lẫn tưởng đây là cửa một con sông lớn chảy ra biển. Nên mới gọi nơi đó là con sông. Nguyên thành phố Rio de Janeiro có hơn 6 triệu dân cư, nếu tính cả vùng chung quanh Rio có gần 12 triệu dân số.
Cho tới 1960 Rio de Janeiro là thủ đô của nước Brazil, nhưng sau 1960 thủ đô quốc gia Brazil dời vể Brasilia. Rio de Janeiro cùng với Sao Paolo trước sau vẫn là trung tâm thương mại của toàn nước Brazil.
Ở thành phố Rio de Janeiro có hai biểu tượng chính là ngọn núi Zuckerhut - Sugarload mountian ̣ cao 394 mét, và ngọn núi Corcovado cao 704 mét với bức tượng Cristo Redentor, Chúa Giêsu, Đấng Cứu thế Vua dang tay đứng trên đỉnh núi.
Ngoài ra bờ biển Copacabana nổi tiếng, và nhất là lễ hội Carneval de Rio có nhiều xe hoa rước kiệu vũ múa ca hát Samba hằng năm vào ngày thứ hai và thứ ba trước thứ Tư Lễ Tro rất to lớn tưng bừng lộng lẫy nổi tiếng trên thế giới.
Phần đại đa số dân chúng Brazil theo đạo công gíao Roma, nên Giáo Hội công gíao ở đây được chia thành 41 Tổng giáo phận với 265 Giáo phận. Ngoài ra ở Brazil còn có Tòa Khâm sứ Tòa Thánh và giáo phận quân đội.
Tổng gíao phận Sao Sebastiao do Rio de Janeiro được thành lập ngày 19.07.1575 dưới thời Đức Giáo Hoàng Gregor XIII. theo nghi lễ Công gíao Roma. Tổng gíao phận có 251 Gíao xứ với hơn 3 triệu Giáo dân, 327 Linh mục.
Theo truyền thống lịch sử của Gíao Hội, vị Tổng giám mục của Tổng giáo phận này là vị có tước vị Hồng Y. Tổng giáo phận Rio de Janeiro còn có đại học Công Giáo của tòa thánh Vatican.
1. Cristo Redentor - Bức tượng Chúa Giêsu, Đấng cứu thế
Bức tượng Cristo Redentor là một đài kỷ niệm trên đỉnh ngọn núi Corcovado ở phía Nam thánh phố. Bức tượng được dự định xây dựng để kỷ niệm 100 năm độc lập của nước Brazil do Kỹ sư kiến thiết Heitor da Silva Costa người Brazil phác họa vẽ mẫu.
Bức tượng được khởi công thi hành năm 1922, nhưng gặp trở ngại vấn đề tài chánh. Nên việc thi hành kéo dài hằng 10 năm. Sau khi Tổng giáo phận Rio de Janeiro, Tòa Thánh Vatican và nước Pháp cùng trợ giúp cho dự án, công trình được hoàn thành, và khánh thành ngày 12.10.1931.
Bức tượng Chúa Giêsu cao 30 mét, chân đế cao 8 mét, đủ chỗ chứa cho 150 người vào trú ẩn trong tượng. Hai cánh tay Chúa Giêsu dang ra rộng 28 mét. Bức tượng nặng 1145 tấn. Đầu và hai tay Chúa Giêsu do nhà điêu khắc người Pháp Paul Landowski làm ở Paris. Bức tượng làm bằng vật liệu betong cốt sắt theo từng phần ráp nối lại, và được kết bên ngoài bằng những viên đá dát theo kiểu Mosaic. Bức tương Cristo Redentor mầu trằng thiên nhiên hướng nhìn về phía ngọn núi Zuckerhut - Sugarload.
Năm 2006 dịp mừng kỷ niệm bức tượng được 75 năm, Giáo Hội đã chính thức nâng nơi đây thành nơi hành hương kính viếng Chúa Giêsu, Đấng cứu thế.
„Bức Tượng Chúa Kitô Cứu Thế ở Rio de Janeiro tỏ lộ nhiều điều: Trái tim của Ngài mở ra để yêu thương mỗi người và mọi người, cánh tay của Ngài mở rộng để vươn đến mọi người. Chính các con là con tim và đôi tay của Đức Giêsu! Hãy ra đi và làm chứng cho tình yêu của Ngài. Hãy trở thành một thế hệ truyền giáo mới, được thúc đẩy bởi tình yêu và rộng mở với tất cả. Hãy theo gương mẫu những nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo Hội như như thánh Phanxicô Xaviê và bao nhiêu vị khác.“ ( Gíao hoàng Benedicto XVI. Thông điệp ngày Đại hội giới trẻ thế giới 2013)
***********************
Đại Hội giới trẻ thế giới là sáng kiến của Á Thánh Giáo hoàng Phaolo II. lập ra nhằm khơi lên niềm vui phấn khởi nơi người trẻ về cách sống đức tin đi vào Chúa giữa lòng thế giới ngày hôm nay.
„ Hãy mang Thập Giá đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu: ”Các con hãy đi và làm cho mọi dân nước thành môn đệ” (Mt 28,19), như chủ đề của Ngày Quốc Tế giới trẻ năm nay. Các bạn hãy mang Thập giá để nói với tất cả mọi người rằng trên Thập Giá, Chúa Giêsu đã phá đổ bức tường thù hận, phân cách con người và các dân tộc, và đã mang sự hòa giải và an bình.
Các Bạn thân mến cả tôi cũng lên đường với các bạn, từ hôm nay, theo vết chân phước Gioan Phaolô 2 và Biển Đức 16. Nay chúng ta gần giai đoạn cuối cùng của cuộc đại lữ hành của Thập Giá. Tôi vui mừng nhìn về tháng bẩy tới, tại Rio de Janeiro! Tôi hẹn các bạn tại thành phố lớn ấy ở Brazil! Các bạn hãy chuẩn bị kỹ lưỡng, nhất là chuẩn bị tinh thần trong các cộng đoàn của các bạn, để cuộc gặp gỡ ấy là một dấu chỉ đức tin cho toàn thế giới.
Các bạn trẻ phải nói với thế giới: theo Chúa Giêsu thật là điều tốt đẹp; thật là tốt lành khi đồng hành với Chúa Giêsu; sứ điệp của Chúa Giêsu thật là tốt đẹp; thật là tốt khi ra khỏi chính mình, đi tới các khu ngoại ô của thế giới và của cuộc sống để mang Chúa Giêsu! Có ba lời là: vui mừng, thập giá, và giới trẻ.“ ( Đức Gíao hoàng Phanxico, Bài giảng Lễ Lá ngày 24.03.2013).
Đại Hội giới trẻ thế giới 23.- 28. Tháng Bảy 2013
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đại Hội Giới trẻ thế giới đã trở thành một nếp sống đạo cho người trẻ trong Giáo Hội Công gíao đến nay trải qua với ba đời Gíao Hoàng, Gioan Phaolo II., Benedicto XVI và Phanxico. Vì Đức gíao Hoàng là người đứng ra triệu tập Bạn Trẻ lại, và chủ sự những buổi cầu nguyện, giảng dạy gặp gỡ với Bạn Trẻ. Trong qúa khứ đã có từng hàng trăm ngàn, hàng triệu Bạn Trẻ kéo về tham dự Đại Hội ở những lần trước.
1. Chủ đề đại hội 2013
Mỗi kỳ Đại hội diễn ra với một chủ đề. Đại hội giới trẻ thế giới 2013 với chủ đề lấy từ câu Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ:“ Anh em hãy đi giảng dạy cho muôn dân“ (Mattheo 28, 19.)
Khi đưa ra chủ đề cho đại hội, đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. đã có suy tư:
„Các Bạn thân mến, các con đừng bao giờ quên rằng hành động đầu tiên của tình yêu mà các con có thể trao ban cho người khác chính là chia sẻ niềm hy vọng của chúng ta. Nếu chúng ta không trao cho họ chính Thiên Chúa, chúng ta đã trao cho họ quá ít ỏi! Đức Giêsu đã truyền cho các môn đệ rằng: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em. và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28,19-20).( Thông điệp Đại Hội Giới trẻ thế giới 2013)
Và đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. nhìn đại hội các Bạn Trẻ tụ họp về gặp gỡ trao đổi cách sống đức tin, đó là nền văn hóa gặp gỡ.
„Con đường để làm cho muôn dân trở thành môn đệ là thông qua Phép Rửa và việc học giáo lý. Như vậy, để dẫn người khác đi vào cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu trước hết phải là một cuộc gặp gỡ sống động ngang qua Lời và các Bích Tích. Theo cách này, họ có thể tin vào Ngài; họ có thể đi đến việc biết Người và sống trong ân sủng của Ngài. Cha muốn mỗi người trong các con hãy tự vấn chính mình: Tôi đã bao giờ có đủ can đảm để đề nghị một người trẻ lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội chưa? Tôi đã bao giờ mời gọi ai đó dấn thân vào hành trình khám phá niềm tin Kitô giáo chưa? Các bạn thân mến, đừng e ngại đề nghị một cuộc gặp gỡ với Đức Kitô cho con người trong thời đại hôm nay. Hãy cầu xin sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần sẽ chỉ cho các bạn con đường để hiểu biết và yêu mến Thiên Chúa nhiều hơn, và để trở nên đầy sáng tạo trong việc công bố Tin Mừng.“ ( Thông điệp Đại Hội Giới trẻ thế giới 2013)
Đức đương kim giáo hoàng Phanxicô có suy tư về ý nghĩa câu kinh thánh chủ đề đại hội, khi làm chứng rao giảng tin mừng của Chúa là khơi dậy dấu chỉ sự hiện diện của Chúa luôn mãi trong đời sống (Jorge Mario Bergoglio, Papst Franziskus, Offner Geist und gläubiges Herz, Herder 2013,Tr. 21.)
Theo truyền thống đạo đức tốt lành, Đại Hội giới trẻ thế giới 2013 được đặt dưới sự bảo trợ thiêng liêng của các Thánh: Á Thánh giáo hoàng Gioan Phaoloô II., Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội Aparecida, Thánh Sebastian, Thánh Anton, Thánh nữ Terexa thành Lisieux.
Và 13 Vị Thánh khẩn cho Đại Hội nữa Thanh nữ Rosa Lima, Thánh Terexa thành Los andes, Á Thánh Laura, Á Thánh Giuse thành Anchieta, Á Thánh Albertina thành Berkenbrock, Á Thánh Chiara thành Luce Badano, Á Thánh Nữ tu Dulce, Á Thánh Adilo, Á Thánh Pier Giorgio, Á Thánh Isidore, Áb Thánh Frederich Oyanam, Thánh Georg, Thánh Andre Kim và các Bạn Tử đạo.
Đại Hội giới trẻ thế giới thứ 28. chuẩn bị đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxico đến cùng với 2,5 triệu Bạn Trẻ trên thế giới về tham dự. Phần lớn Bạn Trẻ đến từ nước Brayil, nước Argentina và Hoa Kỳ. Có hơn 8.500 Linh mục ghi tên, 5.500 phóng viên nhà báo ghi danh tham dự tường thuật. Các tham dự viên Đại Hội được phân phối cư ngụ ở các nhà tư nhân trong thành phố Rio de Janeiro, các trường học, các phòng thể thao thành phố.
Trong suốt thời gian Đại hội có 270 địa điểm dậy cắt nghĩa Giáo lý bao gồm 26 ngôn ngữ khác nhau. Hơn 60.000 nhân viên làm việc thiện nguyện giúp đỡ săn sóc các tham dự viên Đại Hội. Có 800 Ca sĩ, Vũ công, diễn viên cakịch và nhạc công cùng trình diễn những màn ca hắt, vũ múa trong những chương trình chính của Đại Hội.
Theo ước tính Đại hội đã sửa soạn 4 triệu bánh lễ cho các Thánh lễ và 100 Tòa giải tội dùng cho Đại Hội.
Ngoài sân cánh đồng Copa Cabana rộng bằng 150 sân đá banh cộng chung lại, là nơi chính lễ đài Đại Hội và có 18 mân hình lớn dựng treo chung quanh để giúp những người ở xa khăn đài tiện theo dõi đêm canh thức ngày 27.07. 2013, và ngày lễ bế mạc 28.07.2013.
2. Logo Đại Hội
Đại hội được vẽ trình bày theo hình một trái tim, mà Chúa Giêsu mầu vàng đang giang tay đứng ở trung tâm đại hội sai các Tông đồ, sai các Bạn Trẻ ra đi truyền gíao với bức tượng Chúa Giêsu nổi tiếng thế giới ở Rio de Janeiro nước Brazil.
„Bức tượng Chúa Kitô Cứu Thế nổi tiếng hướng nhìn về thành phố xinh đẹp của Brazil sẽ là biểu tượng cho chúng ta. Đôi tay rộng mở của Đức Kitô là một dấu chỉ của một khao khát mạnh mẽ nơi Ngài, khao khát ôm trọn những ai đến với mình; và trái tim của Đức Kitô tượng trưng cho tình yêu lớn lao của Ngài dành cho mọi người và cho từng người trong các con. Hãy để cho Đức Giêsu lôi cuốn các con!“ ( Thông điệp Đại Hội Giới trẻ thế giới 2013)
Mầu xanh lá cây (Zuckerhut) là hình ảnh những ngọn núi đặc trưng của thành phố Rio de Janeiro. Cây Thánh Giá màu trắng được đặt ở giữa nhấn mạnh đến nhận thức rằng nước Ba Tây được biết đến như là miền đất của Thánh Giá (Pilgerkreuz). Lớp màu xanh dương (Die Kuester Brasiliens) nói đến tài nguyên biển của đất nước Ba Tây Brasil. Ba màu sắc: vàng, xanh lá cây và xanh dương biểu hiện rỏ nét là ba màu căn bản của quốc kỳ Brazil.
3. Đất nước Brazil
Quốc gia Brazil Tây ở miền nam châu Mỹ Latinh. Brazil là một quốc gia rộng lớn với 8,5 triệu cây số vuông chiếm 47 % toàn diện tích Châu Mỹ Latinh. Một bên là vùng bờ biển Đại tây Dương chạy dài, một bên vùng đất lền giáp biên giới với những quốc gia Uruguay, Argentina, Paraguay, Bolivien, Peru, Kolumbia, Venezuela.
Brazil cũng là quốc gia có dân số đông nhất Châu Mỹ Latinh với 194 triệu dân, gồm nhiều sắc dân khác nhau. Thủ đô của Brazil là Basilia. Những thành phố lớn đông dân và nổi tiếng của Brazil đều nằm theo phía dọc bờ biển, như thành phố Sao Paolo,, Rio de Janeiro, Porto Alegre....Ngôn ngữ chính của Brazil là tiếng Bồ đào nha. Vì xưa kia là thuộc địa của Bồ đào Nha. Năm 1822 Brazil đã đứng lên tuyên bố đòi độc lập, và ba năm sau 1825 Bồ đào Nha công nhận để cho Brazila được trở thành một quốc gia độc lập.
Về chính trị, Brazil theo chính thể Cộng Hòa liên bang, chính phủ, Quốc Hội do dân bầu ra. Theo ước tính trên dưới 70% dân chúng theo Công Giáo Roma chiếm khoảng 120 triệu người. Ngài ra còn có những Tôn gíao khác như Tin Lành phái Giáo Hội tự do, Do Thái giáo, Hồi Gíao, Tín ngưỡng địa phương...
Brazil là một quốc gia có những cầu thủ bóng đá điêu luyện nổi tiếng. Đội bóng đá quốc gia Brazil nổi tiếng dẫn đầu thế giới là đội bóng có lối chơi nhồi bóng hùng mạnh nhanh lẹ và đã năm lần đoạt World Cup.
4. Thành phố Rio de Janeiro
Rio de Janeiro là thành phố lớn thứ hai của Brazil và đồng thời cũng là thủ phủ của bang Rio de Janeiro. Thành phố này nằm ở vùng vịnh Guanabara phía Đông Nam của nước Brazil. Tên thành phố theo nguyên ngữ tiếng Bồ đào Nha có nghĩa là „con sông tháng Giêng“. Vì Gaspar de Lemons đã khám phá ra vùng vịnh này vào ngày 01. tháng Giêng năm 1502, và Ông đã nhầm lẫn tưởng đây là cửa một con sông lớn chảy ra biển. Nên mới gọi nơi đó là con sông. Nguyên thành phố Rio de Janeiro có hơn 6 triệu dân cư, nếu tính cả vùng chung quanh Rio có gần 12 triệu dân số.
Cho tới 1960 Rio de Janeiro là thủ đô của nước Brazil, nhưng sau 1960 thủ đô quốc gia Brazil dời vể Brasilia. Rio de Janeiro cùng với Sao Paolo trước sau vẫn là trung tâm thương mại của toàn nước Brazil.
Ở thành phố Rio de Janeiro có hai biểu tượng chính là ngọn núi Zuckerhut - Sugarload mountian ̣ cao 394 mét, và ngọn núi Corcovado cao 704 mét với bức tượng Cristo Redentor, Chúa Giêsu, Đấng Cứu thế Vua dang tay đứng trên đỉnh núi.
Ngoài ra bờ biển Copacabana nổi tiếng, và nhất là lễ hội Carneval de Rio có nhiều xe hoa rước kiệu vũ múa ca hát Samba hằng năm vào ngày thứ hai và thứ ba trước thứ Tư Lễ Tro rất to lớn tưng bừng lộng lẫy nổi tiếng trên thế giới.
Phần đại đa số dân chúng Brazil theo đạo công gíao Roma, nên Giáo Hội công gíao ở đây được chia thành 41 Tổng giáo phận với 265 Giáo phận. Ngoài ra ở Brazil còn có Tòa Khâm sứ Tòa Thánh và giáo phận quân đội.
Tổng gíao phận Sao Sebastiao do Rio de Janeiro được thành lập ngày 19.07.1575 dưới thời Đức Giáo Hoàng Gregor XIII. theo nghi lễ Công gíao Roma. Tổng gíao phận có 251 Gíao xứ với hơn 3 triệu Giáo dân, 327 Linh mục.
Theo truyền thống lịch sử của Gíao Hội, vị Tổng giám mục của Tổng giáo phận này là vị có tước vị Hồng Y. Tổng giáo phận Rio de Janeiro còn có đại học Công Giáo của tòa thánh Vatican.
1. Cristo Redentor - Bức tượng Chúa Giêsu, Đấng cứu thế
Bức tượng Cristo Redentor là một đài kỷ niệm trên đỉnh ngọn núi Corcovado ở phía Nam thánh phố. Bức tượng được dự định xây dựng để kỷ niệm 100 năm độc lập của nước Brazil do Kỹ sư kiến thiết Heitor da Silva Costa người Brazil phác họa vẽ mẫu.
Bức tượng được khởi công thi hành năm 1922, nhưng gặp trở ngại vấn đề tài chánh. Nên việc thi hành kéo dài hằng 10 năm. Sau khi Tổng giáo phận Rio de Janeiro, Tòa Thánh Vatican và nước Pháp cùng trợ giúp cho dự án, công trình được hoàn thành, và khánh thành ngày 12.10.1931.
Bức tượng Chúa Giêsu cao 30 mét, chân đế cao 8 mét, đủ chỗ chứa cho 150 người vào trú ẩn trong tượng. Hai cánh tay Chúa Giêsu dang ra rộng 28 mét. Bức tượng nặng 1145 tấn. Đầu và hai tay Chúa Giêsu do nhà điêu khắc người Pháp Paul Landowski làm ở Paris. Bức tượng làm bằng vật liệu betong cốt sắt theo từng phần ráp nối lại, và được kết bên ngoài bằng những viên đá dát theo kiểu Mosaic. Bức tương Cristo Redentor mầu trằng thiên nhiên hướng nhìn về phía ngọn núi Zuckerhut - Sugarload.
Năm 2006 dịp mừng kỷ niệm bức tượng được 75 năm, Giáo Hội đã chính thức nâng nơi đây thành nơi hành hương kính viếng Chúa Giêsu, Đấng cứu thế.
„Bức Tượng Chúa Kitô Cứu Thế ở Rio de Janeiro tỏ lộ nhiều điều: Trái tim của Ngài mở ra để yêu thương mỗi người và mọi người, cánh tay của Ngài mở rộng để vươn đến mọi người. Chính các con là con tim và đôi tay của Đức Giêsu! Hãy ra đi và làm chứng cho tình yêu của Ngài. Hãy trở thành một thế hệ truyền giáo mới, được thúc đẩy bởi tình yêu và rộng mở với tất cả. Hãy theo gương mẫu những nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo Hội như như thánh Phanxicô Xaviê và bao nhiêu vị khác.“ ( Gíao hoàng Benedicto XVI. Thông điệp ngày Đại hội giới trẻ thế giới 2013)
***********************
Đại Hội giới trẻ thế giới là sáng kiến của Á Thánh Giáo hoàng Phaolo II. lập ra nhằm khơi lên niềm vui phấn khởi nơi người trẻ về cách sống đức tin đi vào Chúa giữa lòng thế giới ngày hôm nay.
„ Hãy mang Thập Giá đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu: ”Các con hãy đi và làm cho mọi dân nước thành môn đệ” (Mt 28,19), như chủ đề của Ngày Quốc Tế giới trẻ năm nay. Các bạn hãy mang Thập giá để nói với tất cả mọi người rằng trên Thập Giá, Chúa Giêsu đã phá đổ bức tường thù hận, phân cách con người và các dân tộc, và đã mang sự hòa giải và an bình.
Các Bạn thân mến cả tôi cũng lên đường với các bạn, từ hôm nay, theo vết chân phước Gioan Phaolô 2 và Biển Đức 16. Nay chúng ta gần giai đoạn cuối cùng của cuộc đại lữ hành của Thập Giá. Tôi vui mừng nhìn về tháng bẩy tới, tại Rio de Janeiro! Tôi hẹn các bạn tại thành phố lớn ấy ở Brazil! Các bạn hãy chuẩn bị kỹ lưỡng, nhất là chuẩn bị tinh thần trong các cộng đoàn của các bạn, để cuộc gặp gỡ ấy là một dấu chỉ đức tin cho toàn thế giới.
Các bạn trẻ phải nói với thế giới: theo Chúa Giêsu thật là điều tốt đẹp; thật là tốt lành khi đồng hành với Chúa Giêsu; sứ điệp của Chúa Giêsu thật là tốt đẹp; thật là tốt khi ra khỏi chính mình, đi tới các khu ngoại ô của thế giới và của cuộc sống để mang Chúa Giêsu! Có ba lời là: vui mừng, thập giá, và giới trẻ.“ ( Đức Gíao hoàng Phanxico, Bài giảng Lễ Lá ngày 24.03.2013).
Đại Hội giới trẻ thế giới 23.- 28. Tháng Bảy 2013
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ngày Giới trẻ Thế giới Rio 2013:
Đức Giáo hoàng trở về với châu Mỹ Latinh
Đức Giáo hoàng trở về với châu Mỹ Latinh
EMTY (Vatican Insider, 18-7-2013) - Châu Mỹ Latinh, nơi sẽ chào đón ĐGH Phanxicô trở về nhân dịp cử hành Ngày Giới trẻ Thế giới (GTTG) 2013, không còn là một lục địa như một vài thập kỷ trước. Sự gia tăng các giáo phái tôn giáo, các hệ phái Tin Lành và quá trình rời bỏ Kitô giáo đã dấy lên như là kết quả của lối sống hiện đại từ xã hội toàn cầu hoá ngày nay, có nghĩa là châu Mỹ Latinh không còn đồng nghĩa với Công giáo.
Chuyến đi của ĐGH Phanxicô đến Rio để cử hành sự kiện mà ngài thừa hưởng từ Đức Bênêđictô XVI sẽ cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc cơ bản về tiền triều đại giáo hoàng của ngài. Chuyến tông du quốc tế đầu tiên của vị Giáo hoàng đầu tiên của châu Mỹ Latinh trong lịch sử Giáo hội Công giáo sẽ diễn ra trong một đất nước vẫn còn sự hiện diện Công giáo mạnh mẽ và là nơi Giáo Hội vẫn đóng một vai trò quan trọng trong xã hội.
Đức Giáo hoàng đã bổ sung thêm một số sự kiện quan trọng vào chương trình ban đầu được Đức Ratzinger xếp đặt: viếng thăm Đền thờ Đức Mẹ Aparecida, viếng thăm một trong những khu ổ chuột của Rio và một bệnh viện chuyên điều trị những người nghiện ma tuý và gặp gỡ Uỷ ban điều phối của Liên Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh (CELAM). Cuộc gặp gỡ này - diễn ra trong những tháng đầu tiên của Triều đại Giáo hoàng Phanxicô - là điều then chốt.
Những sự kiện này và các cuộc phỏng vấn của ngài với các phóng viên trên chuyến bay đến Rio sẽ cho chúng ta thấy một Ngày GTTG kiểu Phanxicô và sẽ phản ánh mối quan hệ của ngài với những người trẻ, là những người trung tâm của châu Mỹ Latinh và là những người đại diện cho tương lai, không chỉ của châu lục này nhưng của toàn thế giới.
Trong một tuyên bố với tờ báo L'Osservatore Romano của Vatican, Đức Hồng y Raymundo Damasceno Assis, Tổng Giám mục Thủ đô Aparecida, nói rằng ngài hy vọng sự hiện diện của ĐGH Phanxicô giữa dân chúng Brazil “sẽ khuyến khích chúng tôi trong công việc chúng tôi làm để thúc đẩy đức tin, tình liên đới và sự công bằng xã hội”. “Tại Rio de Janeiro, chúng tôi và những người trẻ từ khắp nơi trên thế giới sẽ có cơ hội được gần gũi hơn với Đức Phanxicô và được dự phần vào đời sống tâm linh toả ra từ những cử chỉ và lời nói của ngài.”
Ngài đến đây “để củng cố anh chị em trong đức tin của ngài”, vốn là sứ vụ mà Chúa Kitô trao cho Phêrô, trước khi trao nó lại cho những người kế nhiệm ngài. Đức Phanxicô sẽ đến Rio để khuyến khích các bạn trẻ chấn chỉnh cuộc sống của họ cùng với Chúa Giêsu Kitô, trở nên môn đệ và nhà truyền giáo của Ngài và cam kết loan truyền Chúa Kitô cho mọi dân tộc.
Tổng thống Brazil, bà Dilma Roussef, đã mời tất cả các tổng thống của châu Mỹ Latinh tham dự các sự kiện Ngày GTTG có Đức Giáo hoàng tham dự theo chương trình. Chưa biết bao nhiêu vị sẽ nhận lời mời này và nhiều vị trên thực tế đã gặp Đức Giáo hoàng, nhưng sáng kiến này cho thấy sự quan tâm rất lớn của châu Mỹ Latinh trong việc ĐGH Phanxicô lần đầu tiên tông du nước ngoài.
Đức Giáo hoàng dường như không quan tâm đến các cuộc biểu tình ở Brazil vì các chi phí phát sinh sau khi được đăng cai World Cup 2014 và Thế vận hội 2016: “Chúng tôi hoàn toàn yên tâm, biết rằng những sự kiện này không có bất cứ điều gì cụ thể chống lại Đức Giáo hoàng hay Giáo Hội, và chúng tôi hoàn toàn tin vào khả năng của các nhà chức trách Brazil trong việc xử lý tình trạng này”, Linh mục phát ngôn viên của Vatican Federico Lombardi nói.
Trước khi được bầu làm Giáo hoàng, Đức nguyên Tổng Giám mục của Buenos Aires đã cố gắng giới thiệu một kế hoạch chăm sóc mục vụ đô thị trong Tổng Giáo phận của ngài, dựa trên con đường truyền giáo đặt ra bởi các Giám mục châu Mỹ Latinh tại hội nghị tại Aparecida hồi năm 2007.
Đức Bergoglio tin tưởng mạnh mẽ vào tầm quan trọng của việc vươn ra ngoài Giáo Hội và trải nghiệm sự tham gia lần đầu tiên vào các vấn đề vốn gây phiền hà cho các thành phố lớn của châu Mỹ Latinh. Những vấn đề này bao gồm nhu cầu giáo dục cho người nghèo, đối phó với bạo lực đe doạ tất cả các tầng lớp xã hội và đấu tranh chống tham nhũng, là những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng khi chúng len lỏi vào giới tinh hoa chính trị và thể chế.
Là một giám mục, Đức Phanxicô vẫn có cùng sự nhạy bén mục vụ như một linh mục. Sự nhạy bén này đã đưa ngài đến gần hơn với sự nghèo đói và khó khăn của châu Mỹ Latinh: Chuyến thăm của ngài đến khu ổ chuột Varginha và Bệnh viện Thánh Phanxicô Assisi ở Thành phố Deus là bằng chứng về sự cam kết của ngài chống lại những hình thức bên lề xã hội.
Là một tổng giám mục, Đức Bergoglio đã nhận thức được vấn đề ở đây là văn hoá hơn là pháp lý hay chính trị. Trong trường hợp này, một trận chiến cần phải được đấu tranh trong xã hội và phụ thuộc vào khả năng của Giáo hội Công giáo khi loan truyền giá trị của Giáo Hội cho thế giới một cách hiệu quả. Những thách thức mà Giáo Hội của Đức Phanxicô và của Đức Bênêđictô XVI trước đó phải đối mặt không chỉ giới hạn ở châu Mỹ Latinh.
Các vị giám chức châu Mỹ Latinh chưa bao giờ là những người hâm mộ nồng nhiệt nền kinh tế phát triển mạnh, nhưng lại lãng quên người nghèo và cho phép bạo lực và tham nhũng tồn tại. Các ngài xem các vấn đề thuộc về đạo đức như phá thai và hôn nhân đồng tính theo một quan điểm khác với các chính phủ của châu lục này.
Vào ngày 18-7, Đức Phanxicô đã gửi một tweet mới trước chuyến đi của ngài đến Rio. Tin nhắn viết:“Trong Năm Đức Tin này, chúng ta hãy nhớ rằng đức tin không phải là một thứ gì đó mà chúng ta sở hữu, nhưng là một thứ gì đó chúng ta chia sẻ. Mỗi Kitô hữu phải là một tông đồ.”
Chuyến đi của ĐGH Phanxicô đến Rio để cử hành sự kiện mà ngài thừa hưởng từ Đức Bênêđictô XVI sẽ cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc cơ bản về tiền triều đại giáo hoàng của ngài. Chuyến tông du quốc tế đầu tiên của vị Giáo hoàng đầu tiên của châu Mỹ Latinh trong lịch sử Giáo hội Công giáo sẽ diễn ra trong một đất nước vẫn còn sự hiện diện Công giáo mạnh mẽ và là nơi Giáo Hội vẫn đóng một vai trò quan trọng trong xã hội.
Đức Giáo hoàng đã bổ sung thêm một số sự kiện quan trọng vào chương trình ban đầu được Đức Ratzinger xếp đặt: viếng thăm Đền thờ Đức Mẹ Aparecida, viếng thăm một trong những khu ổ chuột của Rio và một bệnh viện chuyên điều trị những người nghiện ma tuý và gặp gỡ Uỷ ban điều phối của Liên Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh (CELAM). Cuộc gặp gỡ này - diễn ra trong những tháng đầu tiên của Triều đại Giáo hoàng Phanxicô - là điều then chốt.
Những sự kiện này và các cuộc phỏng vấn của ngài với các phóng viên trên chuyến bay đến Rio sẽ cho chúng ta thấy một Ngày GTTG kiểu Phanxicô và sẽ phản ánh mối quan hệ của ngài với những người trẻ, là những người trung tâm của châu Mỹ Latinh và là những người đại diện cho tương lai, không chỉ của châu lục này nhưng của toàn thế giới.
Trong một tuyên bố với tờ báo L'Osservatore Romano của Vatican, Đức Hồng y Raymundo Damasceno Assis, Tổng Giám mục Thủ đô Aparecida, nói rằng ngài hy vọng sự hiện diện của ĐGH Phanxicô giữa dân chúng Brazil “sẽ khuyến khích chúng tôi trong công việc chúng tôi làm để thúc đẩy đức tin, tình liên đới và sự công bằng xã hội”. “Tại Rio de Janeiro, chúng tôi và những người trẻ từ khắp nơi trên thế giới sẽ có cơ hội được gần gũi hơn với Đức Phanxicô và được dự phần vào đời sống tâm linh toả ra từ những cử chỉ và lời nói của ngài.”
Ngài đến đây “để củng cố anh chị em trong đức tin của ngài”, vốn là sứ vụ mà Chúa Kitô trao cho Phêrô, trước khi trao nó lại cho những người kế nhiệm ngài. Đức Phanxicô sẽ đến Rio để khuyến khích các bạn trẻ chấn chỉnh cuộc sống của họ cùng với Chúa Giêsu Kitô, trở nên môn đệ và nhà truyền giáo của Ngài và cam kết loan truyền Chúa Kitô cho mọi dân tộc.
Tổng thống Brazil, bà Dilma Roussef, đã mời tất cả các tổng thống của châu Mỹ Latinh tham dự các sự kiện Ngày GTTG có Đức Giáo hoàng tham dự theo chương trình. Chưa biết bao nhiêu vị sẽ nhận lời mời này và nhiều vị trên thực tế đã gặp Đức Giáo hoàng, nhưng sáng kiến này cho thấy sự quan tâm rất lớn của châu Mỹ Latinh trong việc ĐGH Phanxicô lần đầu tiên tông du nước ngoài.
Đức Giáo hoàng dường như không quan tâm đến các cuộc biểu tình ở Brazil vì các chi phí phát sinh sau khi được đăng cai World Cup 2014 và Thế vận hội 2016: “Chúng tôi hoàn toàn yên tâm, biết rằng những sự kiện này không có bất cứ điều gì cụ thể chống lại Đức Giáo hoàng hay Giáo Hội, và chúng tôi hoàn toàn tin vào khả năng của các nhà chức trách Brazil trong việc xử lý tình trạng này”, Linh mục phát ngôn viên của Vatican Federico Lombardi nói.
Trước khi được bầu làm Giáo hoàng, Đức nguyên Tổng Giám mục của Buenos Aires đã cố gắng giới thiệu một kế hoạch chăm sóc mục vụ đô thị trong Tổng Giáo phận của ngài, dựa trên con đường truyền giáo đặt ra bởi các Giám mục châu Mỹ Latinh tại hội nghị tại Aparecida hồi năm 2007.
Đức Bergoglio tin tưởng mạnh mẽ vào tầm quan trọng của việc vươn ra ngoài Giáo Hội và trải nghiệm sự tham gia lần đầu tiên vào các vấn đề vốn gây phiền hà cho các thành phố lớn của châu Mỹ Latinh. Những vấn đề này bao gồm nhu cầu giáo dục cho người nghèo, đối phó với bạo lực đe doạ tất cả các tầng lớp xã hội và đấu tranh chống tham nhũng, là những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng khi chúng len lỏi vào giới tinh hoa chính trị và thể chế.
Là một giám mục, Đức Phanxicô vẫn có cùng sự nhạy bén mục vụ như một linh mục. Sự nhạy bén này đã đưa ngài đến gần hơn với sự nghèo đói và khó khăn của châu Mỹ Latinh: Chuyến thăm của ngài đến khu ổ chuột Varginha và Bệnh viện Thánh Phanxicô Assisi ở Thành phố Deus là bằng chứng về sự cam kết của ngài chống lại những hình thức bên lề xã hội.
Là một tổng giám mục, Đức Bergoglio đã nhận thức được vấn đề ở đây là văn hoá hơn là pháp lý hay chính trị. Trong trường hợp này, một trận chiến cần phải được đấu tranh trong xã hội và phụ thuộc vào khả năng của Giáo hội Công giáo khi loan truyền giá trị của Giáo Hội cho thế giới một cách hiệu quả. Những thách thức mà Giáo Hội của Đức Phanxicô và của Đức Bênêđictô XVI trước đó phải đối mặt không chỉ giới hạn ở châu Mỹ Latinh.
Các vị giám chức châu Mỹ Latinh chưa bao giờ là những người hâm mộ nồng nhiệt nền kinh tế phát triển mạnh, nhưng lại lãng quên người nghèo và cho phép bạo lực và tham nhũng tồn tại. Các ngài xem các vấn đề thuộc về đạo đức như phá thai và hôn nhân đồng tính theo một quan điểm khác với các chính phủ của châu lục này.
Vào ngày 18-7, Đức Phanxicô đã gửi một tweet mới trước chuyến đi của ngài đến Rio. Tin nhắn viết:“Trong Năm Đức Tin này, chúng ta hãy nhớ rằng đức tin không phải là một thứ gì đó mà chúng ta sở hữu, nhưng là một thứ gì đó chúng ta chia sẻ. Mỗi Kitô hữu phải là một tông đồ.”
Mai Trang
-----------------------------------------------
Gần 10.000 bạn trẻ Hoa Kỳ tham dự Ngày GTTG 2013
Theo tin từ Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ, hơn 9.500 bạn trẻ Hoa Kỳ sẽ tham dự Ngày GTTG Rio de Janeiro.
Các bạn trẻ này là thành viên của các nhóm từ 650 giáo phận và giáo xứ. 30 giám mục sẽ cùng tham dự với những khách hành hương.
Tại Rio, các bạn trẻ này sẽ tham dự những buổi hội thảo giáo lý được hướng dẫn bởi 9 giám mục, gồm cả Đức Hồng y Timothy Dolan của New York, Đức Hồng y Sean O’Malley của Boston, Đức Tổng Giám mục Samuel Aquila của Denver và Đức Tổng Giám mục Charles Chaput của Philadelphia.
Các bạn trẻ này là thành viên của các nhóm từ 650 giáo phận và giáo xứ. 30 giám mục sẽ cùng tham dự với những khách hành hương.
Tại Rio, các bạn trẻ này sẽ tham dự những buổi hội thảo giáo lý được hướng dẫn bởi 9 giám mục, gồm cả Đức Hồng y Timothy Dolan của New York, Đức Hồng y Sean O’Malley của Boston, Đức Tổng Giám mục Samuel Aquila của Denver và Đức Tổng Giám mục Charles Chaput của Philadelphia.
Jos. Tú Nạc, NMS
-----------------------------------------------
Giới trẻ Cuba tham dự Ngày GTTG
“với niềm hy vọng vô biên”
“với niềm hy vọng vô biên”
(SANTO DOMINGO) - Ở tuổi 24, Meylan Legorburo chưa một lần được rời khỏi Cuba và không bao giờ cô nghĩ đến điều đó.
Thế nhưng, vào ngày 15-7, những nhà nghiên cứu xã hội và 47 thanh niên Cuba khác đang trên đường tới phi trường Quốc tế Jose Marti bên ngoài thủ đô Havana để đáp chuyến bay tới Brazil, để tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới (GTTG).
Cuộc họp mặt mang tính quốc tế này, khai mạc vào ngày 23-7 tại Rio de Janeiro, là giây phút huy hoàng tráng lệ đối với những bạn trẻ Công giáo. Sự kiện năm nay có khoảng 2,5 triệu người dự kiến tham gia, và cũng đánh dấu chuyến tông du quốc tế đầu tiên của Đức Giáo hoàng Phanxicô.
Nhưng sự kiện đặc biệt ngọt ngào này dành cho đoàn đại biểu Cuba gồm 55 thành viên, trong đó gồm Giám mục Alvaro Beyra Luarca và 4 linh mục của Giáo phận Bayamo, 2 nữ tu và 48 bạn trẻ Công giáo.
Quan hệ Nhà nước Cuba - Giáo Hội vốn căng thẳng, thậm chí đã bỏ mặc những người Công giáo tôn sùng lòng mộ đạo, chẳng hạn như Legorburo, với hy vọng mong manh được tham dự những cuộc quy tụ như vậy. Và chỉ thời gian gần đây, chính quyền cộng sản Cuba mới dễ dàng trong việc hạn chế đi lại và cho phép một số người thường trú di du lịch với duy nhất một hộ chiếu.
“Thậm chí trước đây tôi chưa bao giờ có một hộ chiếu”, Legorburo nói qua điện thoại trong một cuộc phỏng vấn với Catholic News Service, “tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ được đi du lịch, thôi thì ít nhiều mình cũng nhận được món quà như thế này”.
Theo Nữ tu Maria Susana Moreno, người giúp đỡ tổ chức đoàn đại biểu cho Hội đồng Giám mục Cuba cho biết, Giáo Hội bao tất cả mọi chi phí, lên tới khoảng 1.800 Mỹ kim một người.
“Đoàn đại biểu Cuba ít ỏi so với những quốc gia khác”, chị nói, “nhưng những người trẻ của chúng tôi sẽ lên đường với niềm hy vọng vô biên”.
Giám mục Beyra, Chủ tịch Uỷ ban Mục vụ Giới trẻ của Hội đồng Giám mục Cuba, đã dẫn một phái đoàn tham dự Ngày GTTG Mandrid 2011. Những bạn trẻ Cuba cũng đã tham dự Ngày GTTG Sydney 2008 và Roma 2000. Năm 2002, có khoảng 200 bạn trẻ Cuba đến với Ngày GTTG Toronto, và 23 người đã đào tị.
Trong một cuộc phỏng vấn với một trang web tiếng Tây Ban Nha, Đức Giám mục Beyra cho biết việc bảo đảm ngân sách để gửi đoàn đại biểu đi dự đại hội là bước khó khăn nhất. Các cơ quan Giáo Hội quốc tế đã phải quyên góp tiền bạc.
Miguel Angel Monto đã mô tả mình như “rơi vào trạng thái siêu hồi hộp” khi chờ đợi Thánh lễ cuối cùng trước khi đến phi trường ngày 15-7.
“Thật là một cơ hội đã dành cho chúng tôi điều này”, anh trả lời phỏng vấn qua điện thoại.
Monto nói rằng cách đây không bao lâu, anh nghĩ suốt đời mình sẽ không bao giờ được rời khỏi đất nước này.
“Giờ đây, thời điểm đã đến với chúng tôi để đi và để chia sẻ, gặp gỡ các bạn trẻ khác từ khắp nơi trên thế giới”, anh nói, “chúng tôi sẽ được tiếp xúc với nhiều điều mới lạ”.
Những người tổ chức đoàn đại biểu cũng nhận thấy sự kiện này như một bước quan trong dành cho Giáo hội Cuba, vốn có mối quan hệ lịch sử căng thẳng với một chính phủ đã từng tuyên bố là nhà nước vô thần, những linh mục bị lưu đày và các trường học Công giáo bị tước đoạt.
Giáo Hội ước tính khoảng 60-70 % người Cuba nhận mình là Công giáo, nhưng chỉ có 2,5% thuộc 11 triệu người của đất nước này thực hành tôn giáo. Con số tiêu biểu cho sự gia tăng kể từ khi Chân phước Gioan Phaolô VI viếng thăm vào năm 1998.
Chuyến viếng thăm vào năm ngoái của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, trong chuyến thăm ngài đã cầu nguyện tại Đền thờ Đức Mẹ Bác Ái El Cobre, bổn mạng của Cuba, đã truyền cảm hứng cho những người trẻ.
“Cùng với một người bạn, tôi thức dậy vào lúc 2:00 sáng… để tới thủ đô Havana cho kịp giờ dâng Thánh lễ”, Legorburo nói. “Mới đây, tôi cảm thấy đã có những khoảnh khắc quan trong đối với Giáo hội Cuba… là đã đánh thức người dân trong đất nước này.”
Mereno đã tán thành điều này.
“Chúng tôi đang sống trong một thời gian có ý nghĩa đối với Giáo hội Cuba, trên một con đường tích cực”, cô nói. “Đây là một cơ hội quan trọng dành cho giới trẻ chúng tôi.”
Thế nhưng, vào ngày 15-7, những nhà nghiên cứu xã hội và 47 thanh niên Cuba khác đang trên đường tới phi trường Quốc tế Jose Marti bên ngoài thủ đô Havana để đáp chuyến bay tới Brazil, để tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới (GTTG).
Cuộc họp mặt mang tính quốc tế này, khai mạc vào ngày 23-7 tại Rio de Janeiro, là giây phút huy hoàng tráng lệ đối với những bạn trẻ Công giáo. Sự kiện năm nay có khoảng 2,5 triệu người dự kiến tham gia, và cũng đánh dấu chuyến tông du quốc tế đầu tiên của Đức Giáo hoàng Phanxicô.
Nhưng sự kiện đặc biệt ngọt ngào này dành cho đoàn đại biểu Cuba gồm 55 thành viên, trong đó gồm Giám mục Alvaro Beyra Luarca và 4 linh mục của Giáo phận Bayamo, 2 nữ tu và 48 bạn trẻ Công giáo.
Quan hệ Nhà nước Cuba - Giáo Hội vốn căng thẳng, thậm chí đã bỏ mặc những người Công giáo tôn sùng lòng mộ đạo, chẳng hạn như Legorburo, với hy vọng mong manh được tham dự những cuộc quy tụ như vậy. Và chỉ thời gian gần đây, chính quyền cộng sản Cuba mới dễ dàng trong việc hạn chế đi lại và cho phép một số người thường trú di du lịch với duy nhất một hộ chiếu.
“Thậm chí trước đây tôi chưa bao giờ có một hộ chiếu”, Legorburo nói qua điện thoại trong một cuộc phỏng vấn với Catholic News Service, “tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ được đi du lịch, thôi thì ít nhiều mình cũng nhận được món quà như thế này”.
Theo Nữ tu Maria Susana Moreno, người giúp đỡ tổ chức đoàn đại biểu cho Hội đồng Giám mục Cuba cho biết, Giáo Hội bao tất cả mọi chi phí, lên tới khoảng 1.800 Mỹ kim một người.
“Đoàn đại biểu Cuba ít ỏi so với những quốc gia khác”, chị nói, “nhưng những người trẻ của chúng tôi sẽ lên đường với niềm hy vọng vô biên”.
Giám mục Beyra, Chủ tịch Uỷ ban Mục vụ Giới trẻ của Hội đồng Giám mục Cuba, đã dẫn một phái đoàn tham dự Ngày GTTG Mandrid 2011. Những bạn trẻ Cuba cũng đã tham dự Ngày GTTG Sydney 2008 và Roma 2000. Năm 2002, có khoảng 200 bạn trẻ Cuba đến với Ngày GTTG Toronto, và 23 người đã đào tị.
Trong một cuộc phỏng vấn với một trang web tiếng Tây Ban Nha, Đức Giám mục Beyra cho biết việc bảo đảm ngân sách để gửi đoàn đại biểu đi dự đại hội là bước khó khăn nhất. Các cơ quan Giáo Hội quốc tế đã phải quyên góp tiền bạc.
Miguel Angel Monto đã mô tả mình như “rơi vào trạng thái siêu hồi hộp” khi chờ đợi Thánh lễ cuối cùng trước khi đến phi trường ngày 15-7.
“Thật là một cơ hội đã dành cho chúng tôi điều này”, anh trả lời phỏng vấn qua điện thoại.
Monto nói rằng cách đây không bao lâu, anh nghĩ suốt đời mình sẽ không bao giờ được rời khỏi đất nước này.
“Giờ đây, thời điểm đã đến với chúng tôi để đi và để chia sẻ, gặp gỡ các bạn trẻ khác từ khắp nơi trên thế giới”, anh nói, “chúng tôi sẽ được tiếp xúc với nhiều điều mới lạ”.
Những người tổ chức đoàn đại biểu cũng nhận thấy sự kiện này như một bước quan trong dành cho Giáo hội Cuba, vốn có mối quan hệ lịch sử căng thẳng với một chính phủ đã từng tuyên bố là nhà nước vô thần, những linh mục bị lưu đày và các trường học Công giáo bị tước đoạt.
Giáo Hội ước tính khoảng 60-70 % người Cuba nhận mình là Công giáo, nhưng chỉ có 2,5% thuộc 11 triệu người của đất nước này thực hành tôn giáo. Con số tiêu biểu cho sự gia tăng kể từ khi Chân phước Gioan Phaolô VI viếng thăm vào năm 1998.
Chuyến viếng thăm vào năm ngoái của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, trong chuyến thăm ngài đã cầu nguyện tại Đền thờ Đức Mẹ Bác Ái El Cobre, bổn mạng của Cuba, đã truyền cảm hứng cho những người trẻ.
“Cùng với một người bạn, tôi thức dậy vào lúc 2:00 sáng… để tới thủ đô Havana cho kịp giờ dâng Thánh lễ”, Legorburo nói. “Mới đây, tôi cảm thấy đã có những khoảnh khắc quan trong đối với Giáo hội Cuba… là đã đánh thức người dân trong đất nước này.”
Mereno đã tán thành điều này.
“Chúng tôi đang sống trong một thời gian có ý nghĩa đối với Giáo hội Cuba, trên một con đường tích cực”, cô nói. “Đây là một cơ hội quan trọng dành cho giới trẻ chúng tôi.”
Jos. Tú Nạc, NMS
-----------------------------------------
Tín hữu và dân chúng Brazil nôn nóng chờ đợi ĐGH Phanxicô
CAMAZARI - Đức cha Jao Carlos Petrini, Giám mục Camazari trong bang Salvador de Bahia, cho biết trong các ngày này tín hữu Công giáo và tín hữu của cả các tôn giáo khác cùng toàn dân Brasil đều nôn nóng chờ đợi Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức cha đã cho biết như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican hôm 17-7-2013. Đức cha nói sau 4 tháng lên giữ chức vụ Chủ Chăn Giáo Hội hoàn vũ, Đức Thánh Cha Phanxicô đang chinh phục con tim của mọi người với cung cách nói năng, hành xử bình dân đơn sơ và tràn đầy yêu thương của ngài. Nó đánh động con tim mọi người. Đức cha hy vọng Ngày Quốc tế Giới trẻ Rio sẽ là một Lễ Hiện Xuống mới. Phái đoàn giáo phận của Đức cha gồm 200 bạn trẻ, do chính ngài hướng dẫn.
Trong tư cách là Chủ tịch Uỷ ban Sự sống và Gia đình của Hội đồng Giám mục Brazil, Đức cha cho biết tình hình tại Brazil có các khía cạnh mâu thuẫn. Kết quả một cuộc thăm dò mới đây cho thấy 98% những người được phỏng vấn cho rằng gia đình có giá trị lớn hay lớn nhất trong cuộc sống con người.
Nhưng các phương tiện truyền thông và luật pháp không đánh giá cao gia đình như người ta vẫn thường hiểu, tức là tỗ ấm gồm một người nam và một người nữ yêu thương nhau, trung thành với nhau và sẵn sàng đón nhận và giáo dục con cái. Mẫu gia đình này bị coi là lỗi thời. Hiện nay, trong xã hội Brazil có nhiều gia đình chỉ có người mẹ và 1 hay 2 - 3 đứa con, nhưng không có cha. Rồi còn có các gia đình được tái xum họp sau khi đã ly thân ly dị. Và đây lá tình hình rất tế nhị đối với Giáo Hội. (RG 17-7-2013).
Đức cha đã cho biết như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican hôm 17-7-2013. Đức cha nói sau 4 tháng lên giữ chức vụ Chủ Chăn Giáo Hội hoàn vũ, Đức Thánh Cha Phanxicô đang chinh phục con tim của mọi người với cung cách nói năng, hành xử bình dân đơn sơ và tràn đầy yêu thương của ngài. Nó đánh động con tim mọi người. Đức cha hy vọng Ngày Quốc tế Giới trẻ Rio sẽ là một Lễ Hiện Xuống mới. Phái đoàn giáo phận của Đức cha gồm 200 bạn trẻ, do chính ngài hướng dẫn.
Trong tư cách là Chủ tịch Uỷ ban Sự sống và Gia đình của Hội đồng Giám mục Brazil, Đức cha cho biết tình hình tại Brazil có các khía cạnh mâu thuẫn. Kết quả một cuộc thăm dò mới đây cho thấy 98% những người được phỏng vấn cho rằng gia đình có giá trị lớn hay lớn nhất trong cuộc sống con người.
Nhưng các phương tiện truyền thông và luật pháp không đánh giá cao gia đình như người ta vẫn thường hiểu, tức là tỗ ấm gồm một người nam và một người nữ yêu thương nhau, trung thành với nhau và sẵn sàng đón nhận và giáo dục con cái. Mẫu gia đình này bị coi là lỗi thời. Hiện nay, trong xã hội Brazil có nhiều gia đình chỉ có người mẹ và 1 hay 2 - 3 đứa con, nhưng không có cha. Rồi còn có các gia đình được tái xum họp sau khi đã ly thân ly dị. Và đây lá tình hình rất tế nhị đối với Giáo Hội. (RG 17-7-2013).
Linh Tiến Khả
Nguồn: RV
--------------------------------------------------------
Bệnh viện Phanxicô ở Rio đang náo nức chờ đón
chuyến viếng thăm của ĐGH Phanxicô
chuyến viếng thăm của ĐGH Phanxicô
(RIO DE JANEIRO) – Trước một tuần khi Đức Giáo hoàng viếng thăm, anh chị em Dòng Phanxicô đang hào hứng chuẩn bị Bệnh viện Thánh Phanxicô Assisi và đang chỉnh trang một nhà nguyện nơi Đức Giáo hoàng sẽ cầu nguyện, và họ cũng đang tập luyện một bài thánh ca dành hát tặng ngài.
Các tu sĩ, thành viên của Dòng Anh Em Bác Ái Thánh Phanxicô Chúa Quan Phòng, coi chuyến thăm của Đức Giáo hoàng, đã được lên lịch vào ngày 24-7, là “sự xác nhận con đường của chúng tôi và ơn gọi của chúng tôi”, Sư huynh Issac Prudencio, phó giám đốc bệnh viện, nói. “Điều đó giống như Thiên Chúa xuống thế và nói: ‘Các con đang bước trên con đường công chính.’”
“Chúng tôi đang chuẩn bị cho một thời khắc tuyệt vời của công việc truyền giáo trong bệnh viện” - ngài nói - “Chúng tôi đang chuẩn bị tâm hồn con người.”
Tuy nhiên, Sư huynh Prudencio cũng cho biết bệnh viện không có kế hoạch dàn dựng việv chào đón vị khách của mình.
“Những gì chúng tôi nói vào lúc đó sẽ là tiếng nói chân thành xuất phát tự tâm hồn chúng tôi” - ngài nói - hãy nhớ rằng bản thân Đức Giáo hoàng Phanxicô “có xu hướng phá vỡ những giao thức”.
“Chúng tôi đang đợi lời vĩ bạch của ngài để chúng tôi có thể chia sẻ cảm xúc của chúng tôi với ngài”, Sư huynh Prudencio nói.
Linh mục phát ngôn nhân Toà Thánh Federico Lombardi nói với các phóng viên ở Roma hôm 17-7 rằng Đức Giáo hoàng đã có ý định thăm bệnh viện, toạ lạc tại thị trấn Tijuca, thuộc tầng lớp lao động ở phía bắc Rio, để tượng trưng “cho tất cả những ai làm việc với người nghèo, những người gánh chịu thiệt thòi và đang phải đấu tranh với nghiện ngập”.
Trong chuyến viếng thăm của mình, Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ khánh thành một khu điều trị mới của bệnh viện dành cho những bệnh nhân tâm thần nghiện ma tuý, gồm cả những người sử dụng cocain, những người đại diện cho 3% dân số Brazil, theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới được bệnh viện dẫn chứng. Riêng ở thành phố Rio, ước tính có 6.000 người sử dụng bạch phiến.
Đại diện các tổ chức Công giáo khác trong cùng lĩnh vực đã được mời tham dự sự kiện này. Trong số đó có Cha Phanxicô Hans Stapel, người sáng lập Trung tâm Cai nghiện Fazenda da Esparenca hoặc Trang trại Hy vọng, một trung tâm cai nghiện do Hội Thánh điều hành thuộc vùng nông thôn Brazil, đã được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI viếng thăm vào năm 2007.
Cậu bé 15 tuổi Calos Francisco Tarige Britto, cha của cậu đã vượt qua sự lệ thuộc ma tuý tại Bệnh viện Rio, sẽ biếu Đức Giáo hoàng một tượng điêu khắc Thánh Phanxicô Assisi, được một bệnh nhân khác tạc trước đây.
“Điều làm tôi khó có thể tin rằng ngài sẽ đến Brazil và tôi sẽ có cơ hội để gặp ngài” - Britto nói - “Tôi thật sự rất xúc động. Ngay lúc này, thậm chí tôi không biết mình có được hầu chuyện ngài hay không. Tôi sẽ cầu xin ngài ban phép lành cho tôi.”
Các tu sĩ, thành viên của Dòng Anh Em Bác Ái Thánh Phanxicô Chúa Quan Phòng, coi chuyến thăm của Đức Giáo hoàng, đã được lên lịch vào ngày 24-7, là “sự xác nhận con đường của chúng tôi và ơn gọi của chúng tôi”, Sư huynh Issac Prudencio, phó giám đốc bệnh viện, nói. “Điều đó giống như Thiên Chúa xuống thế và nói: ‘Các con đang bước trên con đường công chính.’”
“Chúng tôi đang chuẩn bị cho một thời khắc tuyệt vời của công việc truyền giáo trong bệnh viện” - ngài nói - “Chúng tôi đang chuẩn bị tâm hồn con người.”
Tuy nhiên, Sư huynh Prudencio cũng cho biết bệnh viện không có kế hoạch dàn dựng việv chào đón vị khách của mình.
“Những gì chúng tôi nói vào lúc đó sẽ là tiếng nói chân thành xuất phát tự tâm hồn chúng tôi” - ngài nói - hãy nhớ rằng bản thân Đức Giáo hoàng Phanxicô “có xu hướng phá vỡ những giao thức”.
“Chúng tôi đang đợi lời vĩ bạch của ngài để chúng tôi có thể chia sẻ cảm xúc của chúng tôi với ngài”, Sư huynh Prudencio nói.
Linh mục phát ngôn nhân Toà Thánh Federico Lombardi nói với các phóng viên ở Roma hôm 17-7 rằng Đức Giáo hoàng đã có ý định thăm bệnh viện, toạ lạc tại thị trấn Tijuca, thuộc tầng lớp lao động ở phía bắc Rio, để tượng trưng “cho tất cả những ai làm việc với người nghèo, những người gánh chịu thiệt thòi và đang phải đấu tranh với nghiện ngập”.
Trong chuyến viếng thăm của mình, Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ khánh thành một khu điều trị mới của bệnh viện dành cho những bệnh nhân tâm thần nghiện ma tuý, gồm cả những người sử dụng cocain, những người đại diện cho 3% dân số Brazil, theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới được bệnh viện dẫn chứng. Riêng ở thành phố Rio, ước tính có 6.000 người sử dụng bạch phiến.
Đại diện các tổ chức Công giáo khác trong cùng lĩnh vực đã được mời tham dự sự kiện này. Trong số đó có Cha Phanxicô Hans Stapel, người sáng lập Trung tâm Cai nghiện Fazenda da Esparenca hoặc Trang trại Hy vọng, một trung tâm cai nghiện do Hội Thánh điều hành thuộc vùng nông thôn Brazil, đã được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI viếng thăm vào năm 2007.
Cậu bé 15 tuổi Calos Francisco Tarige Britto, cha của cậu đã vượt qua sự lệ thuộc ma tuý tại Bệnh viện Rio, sẽ biếu Đức Giáo hoàng một tượng điêu khắc Thánh Phanxicô Assisi, được một bệnh nhân khác tạc trước đây.
“Điều làm tôi khó có thể tin rằng ngài sẽ đến Brazil và tôi sẽ có cơ hội để gặp ngài” - Britto nói - “Tôi thật sự rất xúc động. Ngay lúc này, thậm chí tôi không biết mình có được hầu chuyện ngài hay không. Tôi sẽ cầu xin ngài ban phép lành cho tôi.”
Jos. Tú Nạc, NMS
-------------------------------------------------
Ngôn ngữ kỹ thuật số mới của Ngày Giới trẻ Thế giới
EMTY (Vatican Insider, 18-7-2013) – Cố gắng tổ chức Ngày Giới trẻ Thế giới (GTTG) mà không sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ thì không còn điều gì bàn đến. Một nỗ lực lớn đã được thực hiện trong năm nay cho Ngày GTTG sắp khai diễn tại Rio de Janeiro, với mọi hình thức thể hiện được giới trẻ ngày nay sử dụng.
Ngày GTTG Rio 2013 là đại hội đầu tiên cho đến nay theo xu hướng mạng xã hội, với những chiếc điện thoại thông minh và máy tính bảng trong tầm tay. Twitter là một trong những công cụ chính được giới trẻ Brazil dùng để chuẩn bị cho sự kiện này. Nhưng các mạng xã hội không phải chỉ là những phương tiện truyền thông hiện đại mà ban tổ chức khai thác. Nghệ thuật graffito (hình vẽ, chữ viết trên tường) và flash mobbing (nhảy múa theo nhạc) cũng có phần trong sự kiện này.
Ngày GTTG 2013 cũng là kỳ đại hội đầu tiên có cuộc thi graffito, được công bố cách đây vài tháng. 30 bạn trẻ được chọn ra từ các nhóm ứng viên gửi bản phác thảo. Mỗi nghệ sĩ graffito sẽ có một bức tường riêng để có thể diễn tả theo cách của mình về chủ đề “Nghệ thuật không biên giới”. Đây là một cách để Ngày GTTG để lại dấu ấn trong thành phố. Ban tổ chức Ngày GTTG sẽ cung cấp cho các nghệ sĩ đường phố trẻ tuổi tất cả các thiết bị họ cần để tạo ra kiệt tác của mình. Một ban thẩm định sau đó sẽ chọn một người chiến thắng dựa trên chất lượng nghệ thuật, nét độc đáo và phù hợp với chủ đề được đưa ra. Các nghệ sĩ graffito sẽ phải tranh đua để có được một chuyến du lịch miễn phí dài 7 ngày đến Roma.
Sáng kiến flash mobbing sẽ bao gồm tất cả các bạn trẻ quy tụ tại Rio để tham dự cuộc họp mặt quốc tế quan trọng với Đức Giáo hoàng. Sự kiện flash mob đã được đưa vào chương trình cho Chủ Nhật 28-7, diễn ra tại khu vực Fidei trên cánh đồng Guaratiba, cũng là nơi diễn ra buổi canh thức cầu nguyện vào tối thứ bảy trước đó và các bạn trẻ sẽ qua đêm tại đây, để chờ Thánh lễ bế mạc vào sáng Chủ Nhật hôm sau. Sự kiện flash mob có vẻ là sự kiện lớn nhất, dựa theo số lượng các bạn trẻ đăng ký tham dự. Trang web chính thức Rio 2013 đã đăng tải một đoạn video hướng dẫn múa cử điệu theo bài hát Francisco, được sáng tác nhằm vinh danh ĐGH Phanxicô. Bài hát hứa hẹn sẽ là một bài “hit” quan trọng tại buổi canh thức cầu nguyện 27-7.
Trong video, hai bạn trẻ thay phiên nhau giải thích các bước “để có bài flash mob lớn nhất thế giới”. Ngày GTTG mà không nhảy múa trong một đất nước phát sinh điệu nhảy samba là điều không thể tưởng tượng được. Nhưng flash mob còn hơn là một cách để chào mừng cuộc họp mặt giới trẻ với Đức Giáo hoàng. Edson Erdmann, giám đốc nghệ thuật của sự kiện, cho biết “mục tiêu của flash mob là để cho thấy chúng ta có thể cùng nhau thực hiện việc biến đổi và chúng ta có thể gửi đi một thông điệp cho toàn thế giới”. Mục đích của Ngày GTTG giới vốn luôn nhằm thể hiện tầm quan trọng về cảm nhận sự hiệp nhất, sử dụng bất kỳ loại ngôn ngữ nào, dù cũ hay mới.
Ngày GTTG Rio 2013 là đại hội đầu tiên cho đến nay theo xu hướng mạng xã hội, với những chiếc điện thoại thông minh và máy tính bảng trong tầm tay. Twitter là một trong những công cụ chính được giới trẻ Brazil dùng để chuẩn bị cho sự kiện này. Nhưng các mạng xã hội không phải chỉ là những phương tiện truyền thông hiện đại mà ban tổ chức khai thác. Nghệ thuật graffito (hình vẽ, chữ viết trên tường) và flash mobbing (nhảy múa theo nhạc) cũng có phần trong sự kiện này.
Ngày GTTG 2013 cũng là kỳ đại hội đầu tiên có cuộc thi graffito, được công bố cách đây vài tháng. 30 bạn trẻ được chọn ra từ các nhóm ứng viên gửi bản phác thảo. Mỗi nghệ sĩ graffito sẽ có một bức tường riêng để có thể diễn tả theo cách của mình về chủ đề “Nghệ thuật không biên giới”. Đây là một cách để Ngày GTTG để lại dấu ấn trong thành phố. Ban tổ chức Ngày GTTG sẽ cung cấp cho các nghệ sĩ đường phố trẻ tuổi tất cả các thiết bị họ cần để tạo ra kiệt tác của mình. Một ban thẩm định sau đó sẽ chọn một người chiến thắng dựa trên chất lượng nghệ thuật, nét độc đáo và phù hợp với chủ đề được đưa ra. Các nghệ sĩ graffito sẽ phải tranh đua để có được một chuyến du lịch miễn phí dài 7 ngày đến Roma.
Sáng kiến flash mobbing sẽ bao gồm tất cả các bạn trẻ quy tụ tại Rio để tham dự cuộc họp mặt quốc tế quan trọng với Đức Giáo hoàng. Sự kiện flash mob đã được đưa vào chương trình cho Chủ Nhật 28-7, diễn ra tại khu vực Fidei trên cánh đồng Guaratiba, cũng là nơi diễn ra buổi canh thức cầu nguyện vào tối thứ bảy trước đó và các bạn trẻ sẽ qua đêm tại đây, để chờ Thánh lễ bế mạc vào sáng Chủ Nhật hôm sau. Sự kiện flash mob có vẻ là sự kiện lớn nhất, dựa theo số lượng các bạn trẻ đăng ký tham dự. Trang web chính thức Rio 2013 đã đăng tải một đoạn video hướng dẫn múa cử điệu theo bài hát Francisco, được sáng tác nhằm vinh danh ĐGH Phanxicô. Bài hát hứa hẹn sẽ là một bài “hit” quan trọng tại buổi canh thức cầu nguyện 27-7.
Trong video, hai bạn trẻ thay phiên nhau giải thích các bước “để có bài flash mob lớn nhất thế giới”. Ngày GTTG mà không nhảy múa trong một đất nước phát sinh điệu nhảy samba là điều không thể tưởng tượng được. Nhưng flash mob còn hơn là một cách để chào mừng cuộc họp mặt giới trẻ với Đức Giáo hoàng. Edson Erdmann, giám đốc nghệ thuật của sự kiện, cho biết “mục tiêu của flash mob là để cho thấy chúng ta có thể cùng nhau thực hiện việc biến đổi và chúng ta có thể gửi đi một thông điệp cho toàn thế giới”. Mục đích của Ngày GTTG giới vốn luôn nhằm thể hiện tầm quan trọng về cảm nhận sự hiệp nhất, sử dụng bất kỳ loại ngôn ngữ nào, dù cũ hay mới.
Mai Trang
---------------------------
Phỏng vấn ĐHY Chủ tịch Hội đồng
Toà Thánh Giáo dân về Ngày Quốc tế Giới trẻ Rio de Janeiro
Toà Thánh Giáo dân về Ngày Quốc tế Giới trẻ Rio de Janeiro
Ngày 22-7-2013, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ lên đường đi Brazil để chủ sự Ngày Quốc tế Giới trẻ diễn ra trong các ngày 23 đến 28-7-2013 tại Rio de Janeiro bên Brazil.
Trong các tuần qua tình hình xã hội tại Brazil đã căng thẳng, vì các vụ biểu tình chống lại cuộc sống đắt đỏ, giá cả gia tăng, cũng như các thiếu sót của chính quyền đối với các cơ cấu hạ tầng cơ sở trong lĩnh vực giáo dục, y tế, nhà ở và công ăn việc làm, và nạn gian tham hối lộ trong guồng máy chính quyền.
Bà Tổng thống Dilma Rousseff đã quyết định huỷ bỏ lệnh tăng giá xe buýt, gia tăng ngân khoản cho các chương trình an sinh y tế giáo dục và hứa cải tổ guồng máy chính trị. Tuy nhiên, các giao động này không ảnh hưởng gì đến chương trình chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Sau đây, chúng tôi xin gửi tới quý vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng y Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Giáo dân, về Ngày Quốc tế Giới trẻ Rio de Janeiro. Đức Hồng y đẽ tháp tùng Đức Thánh Cha trong chuyến đi Brazil vào tuần tới này.
Hỏi: Thưa Đức Hồng y Rylko, đâu là bí mật của các Ngày Quốc tế Giới trẻ này?
Đáp: Đây là câu hỏi người ta thường hay đặt trở lại. Có nhiều người kinh ngạc thắc mắc: Tại sao trong thời đại tục hoá lan tràn này mà Giáo Hội còn thành công thu hút mạnh mẽ các thế hệ trẻ, và thúc đẩy đông đảo người trẻ toàn thế giới đáp trả lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha như thế? Nghĩa là tóm lại, người ta hỏi đâu là bí mật sự thành công lớn lao của các đại hội giới trẻ thế giới chung quanh người kế vị Thánh Phêrô. Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II có lần đã nói: "Điều mà người trẻ tìm kiếm trong các Ngày Quốc tế Giới trẻ đó là chính Chúa Kitô!" Trong một thế giới hỗn độn, người trẻ tìm kiếm một vị Hướng Đạo chắc chắn, một Đá Tảng trên đó có thể xây dựng đời mình. Thế rồi giới trẻ khám phá ra trong Giáo Hội sự đồng hành của biết bao nhiêu người nâng đỡ con đường cuộc sống của họ, một gia đình đích thực có các chiều kích toàn cầu... chứ Giáo Hội không phải là một cơ cấu lạnh lùng xa vắng với con người, như các phương tiện truyền thông thường trình bày.
Hỏi: Đâu là các yếu tố mới mẻ của Ngày Quốc tế Giới trẻ tại Rio de Janeiro, thưa Đức Hồng y?
Đáp: Có nhiều điều mới mẻ đáng ghi nhận. Trước hết, sau 26 năm, Ngày Quốc tế Giới trẻ lại trở về châu Mỹ Latinh. Ngoài ra, khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chọn Rio de Janeiro như nơi cử hành Ngày Quốc tế Giới trẻ 2013, ngài đã hướng dẫn lộ trình chuẩn bị qua sứ điệp sâu xa của ngài. Và điều mới mẻ thứ ba là chính Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Giáo hoàng châu Mỹ Latinh đầu tiên, sẽ chủ sự biến cố này.
Thế rồi cũng còn phải nói thêm là tuy cấu trúc nền tảng của Ngày Quốc tế Giới trẻ vẫn y nguyên, nhưng mỗi biến cố đều khác nhau, bởi vì bối cảnh văn hoá và tôn giáo thay đổi, tuỳ theo quốc gia tiếp đón các bạn trẻ. Như vậy, tại Rio, các vẻ đẹp thiên nhiên của thành phố, Tượng đài Chúa Kitô Vua khổng lồ Corcovado chắc chắn sẽ là các yếu tố quan trọng. Thề rồi cũng phải kể đến đức tin của các dân tộc châu Mỹ Latinh nữa, đặc biệt là của người dân Brazil, một đức tin sôi sục, tràn đầy hăng say và tươi vui. Đây cũng là một đặc thái khác nữa của Ngày Quốc tế Giới trẻ 2013.
Hỏi: Đức Thánh Cha muốn cho Ngày Quốc tế Giới trẻ Rio mang dấu ấn nào qua đề tài "Các con hãy ra đi và làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ...", thưa Đức Hồng y?
Đáp: Trong khung cảnh của Năm Đức Tin và của Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới về việc truyền giáo mới, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã muốn khích lệ giới trẻ trở thành các tác nhân đích thực của việc loan báo Tin Mừng trong thế giới ngày nay. Đối với Đức Ratzinger, nó không gì khác hơn là hoạt động tái loan báo Tin Mừng để làm nảy sinh ra một kiểu là Kitô hữu mới mẻ; được trẻ trung hoá, tràn đầy hăng say và niềm vui của đức tin. Các khích lệ của Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nằm trong chiều hướng này. Ngài nói: "Giới trẻ phải nói với thế giới này; theo Chúa Giêsu là điều tốt lành;... ra khỏi chính mình để đem Chúa Giêsu tới các vùng ngoại ô của thế giới và của cuộc sống...” Như vậy, Ngày Quốc tế Giới trẻ Rio là một Ngày Quốc tế Giới trẻ truyền giáo...
Hỏi: Thưa Đức Hồng y, sau Ngày Quốc tế Giới trẻ tại Buenos Aires năm 1987, tức ở ngay trên vùng đất của Đức Thánh Cha Phanxicô xưa kia, cái gì đã thay đổi trong 26 năm qua đối với Ngày Quốc tế Giới trẻ? Trong 1/4 thế kỷ qua, người trẻ đã thay đổi như thế nào?
Đáp: Lịch sử gần 30 năm của Ngày Quốc tế Giới trẻ là một đài quan sát rất tốt thế giới của người trẻ. Trong các năm qua các thế hệ trẻ đã thay đổi một cách sâu rộng. Thập niên 1980 còn mang nặng dấu vết các trào lưu văn hoá của năm 1968, tức của việc tập trung chú ý có tính cách ý thức hệ cộng sản tư bản, của một sự phản kháng toàn diện và triệt để của thế giới chung quanh từ phía người trẻ, gắn liền với ảo tưởng có thể tạo dựng một thế giới khác thay cho thế giới hiện nay...
Ngày nay, trái lại, chúng ta đang chứng kiến các quang cảnh văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị và tôn giáo hoàn toàn mới mẻ. Giới trẻ đã là những người đầu tiên cảm thấy các hậu quả của các thay đổi đó, tích cực cũng như tiêu cực. Chúng ta có thế nói rằng giới trẻ là máy báo địa chấn văn hoá rất nhạy cảm... Các thách đố lớn nhất ngày nay là cuộc khủng hoảng liên quan tới Thiên Chúa và việc loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi chân trời cuộc sống con người, cũng như cuộc khủng hoảng liên quan tới con người, vì con người đặt vấn nạn liên quan tới chính bản chất là người của nó. Trong bối cảnh của sự lạc lõng văn hoá, luân lý và tôn giáo này các Ngày Quốc tế Giới trẻ trở thành phòng thí nghiệm quan trọng giữa Giáo Hội và các thế hệ trẻ, nói theo kiểu của Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Ngài nói: "Giáo Hội có biết bao nhiêu điều để nói với người trẻ, và người trẻ cũng có biết bao nhiêu điều để nói với Giáo Hội." (Christifideles laici, 64).
Ngoài ra, các Ngày Quốc tế Giới trẻ chứng minh cho thấy rằng trong thế giới người trẻ đang có một loại "cách mạng thinh lặng" - như ai đó đã nói như thế - khiến cho nhiều người trẻ khám phá ra Chúa Kitô như là đường đi, chân lý và sự sống... Tóm lại, nơi mỗi người trẻ đều có cái gì đó thay đổi, và có cái gì đó không thay đổi... Chắc chắn không thay đổi là các câu hỏi liên quan tới ý nghĩa cuộc sống và nỗi khát khao Thiên Chúa ở trong con tim của mỗi người...
Hỏi: Rất thường khi người ta nghĩ rằng đối với người trẻ Ngày Quốc tế Giới trẻ chỉ là một biến cố lễ hội và hiệp thông mau qua. Sau khi trở về nhà, mọi sự đều kết thúc. Trực giác của Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đem lại các hoa trái nào, thưa Đức Hồng y?
Đáp: Một trong các thách đố mục vụ chính của các Ngày Quốc tế Giới trẻ là việc xây dựng các cây cầu giữa các biến cố có vẻ đẹp ngoại thường này với sự tầm thường của cuộc sống trong các giáo phận, giáo xứ, hội đoàn và phong trào giáo hội; và đặc biệt là việc xây dựng một cây cầu với cuộc sống thường ngày của người trẻ. Thật vậy, Ngày Quốc tế Giới trẻ không được hiểu một cách giản lược như là việc cử hành kéo dài 5 ngày với sự hiện diện của Đức Giáo hoàng... Ngày Quốc tế Giới trẻ là việc gieo hạt giống Tin Mừng, cần được chuẩn bị trước và theo dõi sau đó với việc săn sóc: chỉ như thế nó mới mang lại hoa trái. Và có rất nhiều hoa trái thiêng liêng: có các cuộc hoán cải thật sự, các cuộc thay đổi triệt để kiểu sống, các ơn gọi linh mục hay cuộc sống thánh hiến hoặc hôn nhân Kitô, việc tái khám phá ra Bí tích Hoà Giải và lời cầu nguyện nói chung... Nhờ Ngày Quốc tế Giới trẻ đã nảy sinh ra một thế hệ trẻ mới - thế hệ của các người trẻ thưa "vâng" với Chúa Kitô và với Giáo Hội Người, nhưng cũng có một thế hệ mới của các nhân viên mục vụ trẻ, nhạy cảm hơn đối với các nhu cầu thiêng liêng của người trẻ...
Hỏi: Ngày Quốc tế Giới trẻ lần này có thể diễn tả điều gì đối với dân nước Brazil, thưa Đức Hồng y?
Đáp: Ngày nay, người ta nói tới Brazil như là một cường quốc kinh thế thế giới đang lên, nhưng đồng thời Brazil cũng là một quốc gia có các thách đố nghiêm trọng trên bình diện xã hội văn hoá và tôn giáo, gắn liền với sự phát triển nhanh chóng đang xảy ra. Tôi nghĩ rằng Ngày Quốc tế Giới trẻ Rio là một lời mời gọi mạnh mẽ đòi hỏi tất cả mọị người phải coi giới trẻ như là "thiện ích chung" qúy báu nhất của xã hội, và đặt để người trẻ vào trung tâm mọi dự án phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế thường xảy ra điều ngược lại và không phải chỉ ở châu Mỹ Latinh thôi, nghĩa là người trẻ phải trả giá mắc mỏ nhất vì cảnh bị gạt bỏ ngoài lề xã hội, sống trong nghèo túng, thất nghiệp... Trong lúc này giới trẻ châu Mỹ Latinh cần có một luồng gió hy vọng, một sự hy vọng mà Ngày Quốc tế Giới trẻ có thể trao ban cho họ...
Cả Giáo hội Brasil cũng nuôi các mong đợi lớn đối với Ngày Quốc tế Giới trẻ. Lòng đạo đức bình dân là một sự phong phú của châu Mỹ Latinh ngày nay đang phải đương đầu với thách đố xâm lấn hiếu chiến của các giáo phái. Như thế, nó cần được tái truyền giảng Tin Mừng một cách sâu rộng. Chính trong nhãn quan này đã nảy sinh ra dự án "truyền giáo cho đại lục châu Mỹ Latinh", trong đó giới trẻ nắm giữ một vai trò quan trọng. Trong nghĩa này, Ngày Quốc tế Giới trẻ Rio là một món quà thật sự quan phòng đối với Brazil và toàn châu Mỹ Latinh...
Hỏi: Thưa Đức Hồng y, người trẻ Brazil có thể cống hiến chứng tá nào cho các bạn trẻ đến từ thế giới tây âu bị tục hoá nạng nề như vậy?
Đáp: Món quà lớn mà người trẻ Brazil có thể chia sẻ với các bạn trẻ đến từ thế giới Tây Âu là niềm vui của đức tin, là việc lựa chọn một Kitô giáo được sống với lòng hăng say! Chúng ta hãy nhớ rằng đối với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI các Ngày Quốc tế Giới trẻ là "thuốc chống lại sự mệt mỏi của đức tin". Và đến lượt mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết trong Thông điệp "Ánh sáng Đức tin" rằng: "Tất cả chúng ta đều đã thấy trong các Ngày Quốc tế Giới trẻ, người trẻ cho thấy niềm vui đức tin, dấn thân sống một đức tin ngày càng vững vàng và quảng đại hơn." Trong các Ngày Quốc tế Giới trẻ người trẻ toàn thế giới làm chứng rằng cả ngày nay nữa đức tin là điều có thể; với đời sống của họ, họ nói rằng là tín hữu Kitô thật đẹp và họ mang trong tim một niềm hạnh phúc lớn lao...
(SD 16-7-2013)
Trong các tuần qua tình hình xã hội tại Brazil đã căng thẳng, vì các vụ biểu tình chống lại cuộc sống đắt đỏ, giá cả gia tăng, cũng như các thiếu sót của chính quyền đối với các cơ cấu hạ tầng cơ sở trong lĩnh vực giáo dục, y tế, nhà ở và công ăn việc làm, và nạn gian tham hối lộ trong guồng máy chính quyền.
Bà Tổng thống Dilma Rousseff đã quyết định huỷ bỏ lệnh tăng giá xe buýt, gia tăng ngân khoản cho các chương trình an sinh y tế giáo dục và hứa cải tổ guồng máy chính trị. Tuy nhiên, các giao động này không ảnh hưởng gì đến chương trình chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Sau đây, chúng tôi xin gửi tới quý vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng y Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Giáo dân, về Ngày Quốc tế Giới trẻ Rio de Janeiro. Đức Hồng y đẽ tháp tùng Đức Thánh Cha trong chuyến đi Brazil vào tuần tới này.
Hỏi: Thưa Đức Hồng y Rylko, đâu là bí mật của các Ngày Quốc tế Giới trẻ này?
Đáp: Đây là câu hỏi người ta thường hay đặt trở lại. Có nhiều người kinh ngạc thắc mắc: Tại sao trong thời đại tục hoá lan tràn này mà Giáo Hội còn thành công thu hút mạnh mẽ các thế hệ trẻ, và thúc đẩy đông đảo người trẻ toàn thế giới đáp trả lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha như thế? Nghĩa là tóm lại, người ta hỏi đâu là bí mật sự thành công lớn lao của các đại hội giới trẻ thế giới chung quanh người kế vị Thánh Phêrô. Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II có lần đã nói: "Điều mà người trẻ tìm kiếm trong các Ngày Quốc tế Giới trẻ đó là chính Chúa Kitô!" Trong một thế giới hỗn độn, người trẻ tìm kiếm một vị Hướng Đạo chắc chắn, một Đá Tảng trên đó có thể xây dựng đời mình. Thế rồi giới trẻ khám phá ra trong Giáo Hội sự đồng hành của biết bao nhiêu người nâng đỡ con đường cuộc sống của họ, một gia đình đích thực có các chiều kích toàn cầu... chứ Giáo Hội không phải là một cơ cấu lạnh lùng xa vắng với con người, như các phương tiện truyền thông thường trình bày.
Hỏi: Đâu là các yếu tố mới mẻ của Ngày Quốc tế Giới trẻ tại Rio de Janeiro, thưa Đức Hồng y?
Đáp: Có nhiều điều mới mẻ đáng ghi nhận. Trước hết, sau 26 năm, Ngày Quốc tế Giới trẻ lại trở về châu Mỹ Latinh. Ngoài ra, khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chọn Rio de Janeiro như nơi cử hành Ngày Quốc tế Giới trẻ 2013, ngài đã hướng dẫn lộ trình chuẩn bị qua sứ điệp sâu xa của ngài. Và điều mới mẻ thứ ba là chính Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Giáo hoàng châu Mỹ Latinh đầu tiên, sẽ chủ sự biến cố này.
Thế rồi cũng còn phải nói thêm là tuy cấu trúc nền tảng của Ngày Quốc tế Giới trẻ vẫn y nguyên, nhưng mỗi biến cố đều khác nhau, bởi vì bối cảnh văn hoá và tôn giáo thay đổi, tuỳ theo quốc gia tiếp đón các bạn trẻ. Như vậy, tại Rio, các vẻ đẹp thiên nhiên của thành phố, Tượng đài Chúa Kitô Vua khổng lồ Corcovado chắc chắn sẽ là các yếu tố quan trọng. Thề rồi cũng phải kể đến đức tin của các dân tộc châu Mỹ Latinh nữa, đặc biệt là của người dân Brazil, một đức tin sôi sục, tràn đầy hăng say và tươi vui. Đây cũng là một đặc thái khác nữa của Ngày Quốc tế Giới trẻ 2013.
Hỏi: Đức Thánh Cha muốn cho Ngày Quốc tế Giới trẻ Rio mang dấu ấn nào qua đề tài "Các con hãy ra đi và làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ...", thưa Đức Hồng y?
Đáp: Trong khung cảnh của Năm Đức Tin và của Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới về việc truyền giáo mới, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã muốn khích lệ giới trẻ trở thành các tác nhân đích thực của việc loan báo Tin Mừng trong thế giới ngày nay. Đối với Đức Ratzinger, nó không gì khác hơn là hoạt động tái loan báo Tin Mừng để làm nảy sinh ra một kiểu là Kitô hữu mới mẻ; được trẻ trung hoá, tràn đầy hăng say và niềm vui của đức tin. Các khích lệ của Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nằm trong chiều hướng này. Ngài nói: "Giới trẻ phải nói với thế giới này; theo Chúa Giêsu là điều tốt lành;... ra khỏi chính mình để đem Chúa Giêsu tới các vùng ngoại ô của thế giới và của cuộc sống...” Như vậy, Ngày Quốc tế Giới trẻ Rio là một Ngày Quốc tế Giới trẻ truyền giáo...
Hỏi: Thưa Đức Hồng y, sau Ngày Quốc tế Giới trẻ tại Buenos Aires năm 1987, tức ở ngay trên vùng đất của Đức Thánh Cha Phanxicô xưa kia, cái gì đã thay đổi trong 26 năm qua đối với Ngày Quốc tế Giới trẻ? Trong 1/4 thế kỷ qua, người trẻ đã thay đổi như thế nào?
Đáp: Lịch sử gần 30 năm của Ngày Quốc tế Giới trẻ là một đài quan sát rất tốt thế giới của người trẻ. Trong các năm qua các thế hệ trẻ đã thay đổi một cách sâu rộng. Thập niên 1980 còn mang nặng dấu vết các trào lưu văn hoá của năm 1968, tức của việc tập trung chú ý có tính cách ý thức hệ cộng sản tư bản, của một sự phản kháng toàn diện và triệt để của thế giới chung quanh từ phía người trẻ, gắn liền với ảo tưởng có thể tạo dựng một thế giới khác thay cho thế giới hiện nay...
Ngày nay, trái lại, chúng ta đang chứng kiến các quang cảnh văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị và tôn giáo hoàn toàn mới mẻ. Giới trẻ đã là những người đầu tiên cảm thấy các hậu quả của các thay đổi đó, tích cực cũng như tiêu cực. Chúng ta có thế nói rằng giới trẻ là máy báo địa chấn văn hoá rất nhạy cảm... Các thách đố lớn nhất ngày nay là cuộc khủng hoảng liên quan tới Thiên Chúa và việc loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi chân trời cuộc sống con người, cũng như cuộc khủng hoảng liên quan tới con người, vì con người đặt vấn nạn liên quan tới chính bản chất là người của nó. Trong bối cảnh của sự lạc lõng văn hoá, luân lý và tôn giáo này các Ngày Quốc tế Giới trẻ trở thành phòng thí nghiệm quan trọng giữa Giáo Hội và các thế hệ trẻ, nói theo kiểu của Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Ngài nói: "Giáo Hội có biết bao nhiêu điều để nói với người trẻ, và người trẻ cũng có biết bao nhiêu điều để nói với Giáo Hội." (Christifideles laici, 64).
Ngoài ra, các Ngày Quốc tế Giới trẻ chứng minh cho thấy rằng trong thế giới người trẻ đang có một loại "cách mạng thinh lặng" - như ai đó đã nói như thế - khiến cho nhiều người trẻ khám phá ra Chúa Kitô như là đường đi, chân lý và sự sống... Tóm lại, nơi mỗi người trẻ đều có cái gì đó thay đổi, và có cái gì đó không thay đổi... Chắc chắn không thay đổi là các câu hỏi liên quan tới ý nghĩa cuộc sống và nỗi khát khao Thiên Chúa ở trong con tim của mỗi người...
Hỏi: Rất thường khi người ta nghĩ rằng đối với người trẻ Ngày Quốc tế Giới trẻ chỉ là một biến cố lễ hội và hiệp thông mau qua. Sau khi trở về nhà, mọi sự đều kết thúc. Trực giác của Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đem lại các hoa trái nào, thưa Đức Hồng y?
Đáp: Một trong các thách đố mục vụ chính của các Ngày Quốc tế Giới trẻ là việc xây dựng các cây cầu giữa các biến cố có vẻ đẹp ngoại thường này với sự tầm thường của cuộc sống trong các giáo phận, giáo xứ, hội đoàn và phong trào giáo hội; và đặc biệt là việc xây dựng một cây cầu với cuộc sống thường ngày của người trẻ. Thật vậy, Ngày Quốc tế Giới trẻ không được hiểu một cách giản lược như là việc cử hành kéo dài 5 ngày với sự hiện diện của Đức Giáo hoàng... Ngày Quốc tế Giới trẻ là việc gieo hạt giống Tin Mừng, cần được chuẩn bị trước và theo dõi sau đó với việc săn sóc: chỉ như thế nó mới mang lại hoa trái. Và có rất nhiều hoa trái thiêng liêng: có các cuộc hoán cải thật sự, các cuộc thay đổi triệt để kiểu sống, các ơn gọi linh mục hay cuộc sống thánh hiến hoặc hôn nhân Kitô, việc tái khám phá ra Bí tích Hoà Giải và lời cầu nguyện nói chung... Nhờ Ngày Quốc tế Giới trẻ đã nảy sinh ra một thế hệ trẻ mới - thế hệ của các người trẻ thưa "vâng" với Chúa Kitô và với Giáo Hội Người, nhưng cũng có một thế hệ mới của các nhân viên mục vụ trẻ, nhạy cảm hơn đối với các nhu cầu thiêng liêng của người trẻ...
Hỏi: Ngày Quốc tế Giới trẻ lần này có thể diễn tả điều gì đối với dân nước Brazil, thưa Đức Hồng y?
Đáp: Ngày nay, người ta nói tới Brazil như là một cường quốc kinh thế thế giới đang lên, nhưng đồng thời Brazil cũng là một quốc gia có các thách đố nghiêm trọng trên bình diện xã hội văn hoá và tôn giáo, gắn liền với sự phát triển nhanh chóng đang xảy ra. Tôi nghĩ rằng Ngày Quốc tế Giới trẻ Rio là một lời mời gọi mạnh mẽ đòi hỏi tất cả mọị người phải coi giới trẻ như là "thiện ích chung" qúy báu nhất của xã hội, và đặt để người trẻ vào trung tâm mọi dự án phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế thường xảy ra điều ngược lại và không phải chỉ ở châu Mỹ Latinh thôi, nghĩa là người trẻ phải trả giá mắc mỏ nhất vì cảnh bị gạt bỏ ngoài lề xã hội, sống trong nghèo túng, thất nghiệp... Trong lúc này giới trẻ châu Mỹ Latinh cần có một luồng gió hy vọng, một sự hy vọng mà Ngày Quốc tế Giới trẻ có thể trao ban cho họ...
Cả Giáo hội Brasil cũng nuôi các mong đợi lớn đối với Ngày Quốc tế Giới trẻ. Lòng đạo đức bình dân là một sự phong phú của châu Mỹ Latinh ngày nay đang phải đương đầu với thách đố xâm lấn hiếu chiến của các giáo phái. Như thế, nó cần được tái truyền giảng Tin Mừng một cách sâu rộng. Chính trong nhãn quan này đã nảy sinh ra dự án "truyền giáo cho đại lục châu Mỹ Latinh", trong đó giới trẻ nắm giữ một vai trò quan trọng. Trong nghĩa này, Ngày Quốc tế Giới trẻ Rio là một món quà thật sự quan phòng đối với Brazil và toàn châu Mỹ Latinh...
Hỏi: Thưa Đức Hồng y, người trẻ Brazil có thể cống hiến chứng tá nào cho các bạn trẻ đến từ thế giới tây âu bị tục hoá nạng nề như vậy?
Đáp: Món quà lớn mà người trẻ Brazil có thể chia sẻ với các bạn trẻ đến từ thế giới Tây Âu là niềm vui của đức tin, là việc lựa chọn một Kitô giáo được sống với lòng hăng say! Chúng ta hãy nhớ rằng đối với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI các Ngày Quốc tế Giới trẻ là "thuốc chống lại sự mệt mỏi của đức tin". Và đến lượt mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết trong Thông điệp "Ánh sáng Đức tin" rằng: "Tất cả chúng ta đều đã thấy trong các Ngày Quốc tế Giới trẻ, người trẻ cho thấy niềm vui đức tin, dấn thân sống một đức tin ngày càng vững vàng và quảng đại hơn." Trong các Ngày Quốc tế Giới trẻ người trẻ toàn thế giới làm chứng rằng cả ngày nay nữa đức tin là điều có thể; với đời sống của họ, họ nói rằng là tín hữu Kitô thật đẹp và họ mang trong tim một niềm hạnh phúc lớn lao...
(SD 16-7-2013)
Linh Tiến Khải
Nguồn: RV
Ngày Giới trẻ Thế giới Rio 2013 qua những con số
WHĐ (17.07.2013) – Những ngày này, khi hàng trăm ngàn bạn trẻ Công giáo lũ lượt tuốn về Brazil, cũng là lúc các điều phối viên Ngày Giới trẻ Thế giới (GTTG) Rio de Janeiro đang hoàn tất những chuẩn bị cuối cùng cho Đại hội dự kiến sẽ đón tiếp đến 2,5 triệu người.
Tính đến ngày 15-7, hơn 320.000 người đã ghi danh tham dự sự kiện này. Điều phối viên truyền thông Carol Castro cho biết nhiều người sẽ ghi danh khi đến nơi, và sẽ có nhiều người tham gia các sự kiện mà không ghi danh.
Các quốc gia có số người ghi danh đông nhất là Brazil, Argentina và Hoa Kỳ, nhưng cũng có những bạn trẻ đến từ những nơi xa như Slovakia, Philippines và Việt Nam.
Hơn 8.400 linh mục từ khắp nơi trên thế giới đã xin xác nhận để tham gia sự kiện này. Khoảng 5.500 phóng viên đã được cấp phép để tường thuật chuyến tông du quốc tế đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trong số người tham dự đã ghi danh có 55% là nữ và 60% trong độ tuổi từ 19 đến 34. Khoảng 300.000 giường tại các gia đình, trung tâm thể thao và trường học ở Rio được dành sẵn cho các tham dự viên Ngày GTTG.
Ban tổ chức cho biết có hơn 270 địa điểm giảng dạy giáo lý bằng 26 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Ba Lan, Latvia, Quan Thoại và Flemish.
Trong suốt tuần lễ Đại hội, sẽ có 60.000 tình nguyện viên, trong đó 7.000 là người nước ngoài, sẵn sàng giúp đỡ và hướng dẫn khách hành hương đến các địa điểm diễn ra các sự kiện ở Rio. Gần 800 ca sĩ, vũ công, diễn viên và nhạc sĩ sẽ tham gia vào những sự kiện chính.
Ban tổ chức đã chuẩn bị 4 triệu bánh lễ và 100 toà giải tội.
Ngày 25-7, Đức Thánh Cha sẽ chào đón khách hành hương trên một lễ đài nhìn ra bãi biển Copacabana. Để phục vụ những người không thể đến được khu vực chính, ban tổ chức đã đặt 2 màn hình lớn và 16 màn hình nhỏ hơn cùng với 26 tháp âm thanh.
Đêm canh thức 27-7 được tổ chức bên ngoài thành phố, tại một khu vực rộng tương đương 150 sân bóng đá, được gọi là Campus Fidei (Cánh đồng Đức tin). Đây cũng là nơi Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Thánh lễ bế mạc vào ngày 28-7. Có 33 màn hình lớn ngoài trời giúp mọi người dễ dàng tham dự Thánh lễ.
Những người nghỉ qua đêm tại khu vực này sẽ có thêm tiện nghi thoải mái với 4.673 phòng tắm di động, trong đó có 270 phòng thiết kế cho người khuyết tật.
Hơn 12 triệu lít nước được cung cấp cho các khách hành hương, phân bố ở 177 địa điểm trên khắp khu vực.
Lực lượng vũ trang của Brazil chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho những người hành hương tại Campus Fidei. 1.500 binh sĩ sẽ đóng quân bên trong Campus Fidei trong khi lực lượng an ninh quốc gia có 1.300 người tuần tra cả bên trong và bên ngoài khu vực canh thức.
Trong suốt thời gian diễn ra Đại hội, hơn 10.200 đơn vị quân đội sẽ phụ trách giữ an ninh cho khách hành hương. Số thành viên của các lực lượng vũ trang được huy động để bảo đảm an ninh cho khách hành hương đã tăng thêm (từ 8.500) sau các cuộc biểu tình chính trị - xã hội gần đây tại một số thành phố ở Brazil. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ được 600 nhân viên quân sự và 80 người thuộc cảnh sát liên bang Brazil bảo vệ, không kể cảnh sát Vatican cùng đi với ngài.
(Theo CNS)
Minh Đức
Nguồn: WHĐ
-------------------------------------------
Phái đoàn Việt Nam tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới
WHĐ (11.07.2013) – Trong tình hiệp thông với Đức Thánh Cha và các bạn trẻ đến từ bốn phương, đại diện giới trẻ Việt Nam sẽ có mặt trong Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 28, được tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, từ ngày 23 đến 28-7-2013. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến gặp gỡ các bạn trẻ trong dịp này. Ngài sẽ chủ sự giờ canh thức cầu nguyện đêm thứ bảy 27-7 và Thánh lễ sáng 28-7.
Với chủ đề “Các con hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ!” (Mt 28,19), các bạn trẻ được mời gọi học hỏi và suy tư về sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội, đồng thời cũng là sứ mạng của người trẻ trong xã hội hôm nay.
Rio là thành phố lớn thứ hai của Brazil, đã chuẩn bị sẵn sàng để tiếp đón các tham dự viên đến từ khắp nơi trên thế giới.
Phái đoàn Việt Nam gồm 3 giám mục (Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp và Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên) và 24 thành viên, trong đó có 14 linh mục và 10 giáo dân. Hiện nay phái đoàn đang hoàn tất những thủ tục để xin visa nhập cảnh và sẽ lên đường vào Chúa Nhật 21-7-2013.
Chúng ta cầu nguyện cho sự thành công của Ngày Giới trẻ Thế giới và cho phái đoàn Việt Nam thực sự mang đến cuộc gặp gỡ này những nét văn hoá rất riêng của người Công giáo là con cháu Lạc Hồng.
Với chủ đề “Các con hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ!” (Mt 28,19), các bạn trẻ được mời gọi học hỏi và suy tư về sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội, đồng thời cũng là sứ mạng của người trẻ trong xã hội hôm nay.
Rio là thành phố lớn thứ hai của Brazil, đã chuẩn bị sẵn sàng để tiếp đón các tham dự viên đến từ khắp nơi trên thế giới.
Phái đoàn Việt Nam gồm 3 giám mục (Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp và Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên) và 24 thành viên, trong đó có 14 linh mục và 10 giáo dân. Hiện nay phái đoàn đang hoàn tất những thủ tục để xin visa nhập cảnh và sẽ lên đường vào Chúa Nhật 21-7-2013.
Chúng ta cầu nguyện cho sự thành công của Ngày Giới trẻ Thế giới và cho phái đoàn Việt Nam thực sự mang đến cuộc gặp gỡ này những nét văn hoá rất riêng của người Công giáo là con cháu Lạc Hồng.
Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
Nguồn: WHĐ
--------------------------------------------------
“Theo bước chân Chúa”: Triển lãm tại Đại hội Giới trẻ Thế giới
WHĐ (11.07.2013) – “Theo bước chân Chúa” là chủ đề cuộc triển lãm diễn ra trong dịp Đại hội Giới trẻ Thế giới (GTTG) lần thứ 28 tại Rio de Janeiro, Brazil. Triển lãm do Tổ chức Các bạn trẻ Gioan Phaolô II thuộc Hội đồng Toà Thánh về Giáo dân tổ chức, mở cửa từ 9-7 đến 12-10-2013 tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia ở Rio.
Triển lãm “Theo bước chân Chúa” trưng bày một loạt các công trình, tác phẩm nghệ thuật và các bản thảo được phân loại theo 4 chủ đề: “Đức Kitô, con đường cứu rỗi”, “Ơn gọi và sứ vụ của các tông đồ”, “Đức Maria, đường dẫn đến Chúa Kitô” và “Các thánh: mẫu gương để noi theo” , tất cả đều lấy cảm hứng từ chủ đề chung của Ngày GTTG “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.
Triển lãm “Theo bước chân Chúa” trưng bày một loạt các công trình, tác phẩm nghệ thuật và các bản thảo được phân loại theo 4 chủ đề: “Đức Kitô, con đường cứu rỗi”, “Ơn gọi và sứ vụ của các tông đồ”, “Đức Maria, đường dẫn đến Chúa Kitô” và “Các thánh: mẫu gương để noi theo” , tất cả đều lấy cảm hứng từ chủ đề chung của Ngày GTTG “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.
“Đức Kitô, con đường cứu rỗi” gồm các tác phẩm về cuộc đời Chúa Giêsu, cuộc khổ nạn và phục sinh, sự kiện Tôma không tin, và các dụ ngôn người phụ nữ ngoại tình và người Samaritanô nhân lành; phần lớn là hình ảnh Chúa Kitô.
Triển lãm mở màn với bức hoạ Mandylion Edessa nổi tiếng, được tôn kính như một acheiropoieton (icôn không phải do tay con người thực hiện); bức họa này được xem là hình ảnh thực sự của Đấng Cứu Thế. Triển lãm bao gồm các họa phẩm có uy tín của nhiều danh họa, trong đó có Beato Angelico, Melozzo da Forli, Leonardo da Vinci, Bernini, Correggio, Guercino và Lorenzo Lotto. Bức “Chúa Kitô và người phụ nữ ngoại tình” của Lorenzo Lotto vừa được Viện Bảo tàng Vatican phục chế. Hình Chúa Kitô trên tấm Khăn liệm Turin cũng được trưng bày dưới dạng hình chụp do Secondo Pia thực hiện năm 1898.
Các tác phẩm thuộc chủ đề thứ hai có liên quan đến ơn gọi của các Tông đồ, như bộ tranh hai tấm Thánh Phêrô và Thánh Phaolô có niên đại từ thế kỷ thứ ba và thứ tư, mượn từ Viện Bảo tàng Vatican, và các hoạ phẩm của Pomarancio và de Ribera.
Chủ đề thứ ba “Đức Maria, đường dẫn đến Chúa Kitô” giới thiệu các công trình của cả hai truyền thống Đông phương và Tây phương: các bức icôn Byzantine được trưng bày cùng với bức “Đức Mẹ bên bệ cửa sổ” nổi tiếng của Pinturicchio và các tác phẩm của Michelangelo, Sassoferrato và Perugino.
Cuối cùng, chủ đề thứ tư bao gồm những họa phẩm về các vị thánh nổi danh nhất.
(Theo VIS, 10-07-2013)
Minh Đức
Nguồn: WHĐ
-------------------------------------------
Sẽ có hơn 250 buổi giáo lý vào Ngày Giới trẻ Thế giới Rio
EMTY (Vatican, 9-7-2013, CNA/EWTN News) - Toà Thánh Vatican đã xác nhận có hơn 267 địa điểm cung cấp những bài học về đức tin trong Ngày Giới trẻ Thế giới (GTTG) với Đức Thánh Cha Phanxicô tại Rio de Janeiro, Brazil, vào cuối tháng này.
Những bài giáo lý - các buổi giảng dạy về đức tin - sẽ do các giám mục và hồng y đảm nhiệm cho 3 ngày trong thời gian từ ngày 24 đến 26-7, trong đó có 133 địa điểm dành cho tiếng Bồ Đào Nha, 50 địa điểm tiếng Tây Ban Nha và 25 địa điểm tiếng Anh. Tiếng Ý và Pháp, là các nhóm ngôn ngữ lớn tiếp theo, sẽ có 15 địa điểm cho mỗi ngôn ngữ; trong khi người Đức sẽ có cơ hội nghe giảng về đức tin tại 8 địa điểm; và người Ba Lan có thể nghe giảng bằng tiếng mẹ đẻ của mình tại 5 địa điểm. Ngoài ra, các bài giảng về đức tin sẽ được diễn giải bằng tiếng Ảrập, Nga, Croatia, Hy Lạp, Cộng hoà Séc, Slovenia và Đan Mạch.
Mỗi ngày sẽ có chủ đề riêng. Ngày 24: “Khao khát hy vọng, khao khát Thiên Chúa”; ngày 25: “Để trở thành môn đệ của Đức Kitô”; và ngày 25: “Để trở thành nhà truyền giáo: Hãy tiến bước!”
Các chủ đề sẽ được trình bày bằng 20 ngôn ngữ khác nhau, bao gồm buổi tĩnh tâm chuyên sâu về chủ đề chung của Đức Giáo hoàng cho Ngày GTTG: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19).
Một trong hai địa điểm giáo lý lớn nhất - Nhà thờ Chính toà Sao Sebastiao ở trung tâm thành phố Rio - sẽ đón tiếp 5.000 người hành hương cho buổi giảng bằng tiếng Bồ Đào Nha. Buổi giảng có quy mô lớn thứ hai sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Riocentro trong khu vực Jacarepaguá, nơi này cũng có thể chứa 5.000 người tham dự.
Một trong những địa điểm chính cho người nói tiếng Anh là Trung tâm Hành hương Vivo Rio, nơi có các nghệ sĩ Steve Angrisano, Jesse Manibusan, Ban nhạc Jacob và Matthew và Danielle Rose trình diễn trên sân khấu trong suốt cả tuần.
Các buổi học sẽ bắt đầu lúc 9:00 sáng với lời kinh ngợi khen do một nhóm tình nguyện viên, do Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân chọn lựa, thực hiện. Một giám mục hoặc hồng y sẽ nói chuyện mỗi ngày trong vòng 30 phút, tiếp theo là thời gian giải đáp thắc mắc dành cho khách hành hương.
Nhiều bài giáo lý được trích dẫn từ tài liệu của Đại hội lần thứ V của Liên Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, diễn ra tại Aparecida, Brazil, hồi năm 2007. Chủ đề của Đại hội là “Trở thành môn đệ và nhà truyền giáo của Chúa Giêsu Kitô, để dân chúng có được sự sống nơi Người”. ĐGH Phanxicô đóng một vai trò quan trọng trong việc soạn thảo văn bản cuối cùng, được ban hành sau Đại hội.
Vatican khuyến khích các giám mục và hồng y cũng trình bày những chứng từ cá nhân của các ngài và nói về các mẫu gương đóng vai trò tích cực - các vị thánh, chân phước hoặc những người trẻ gương mẫu.
Mỗi ngày sẽ kết thúc với Thánh lễ do vị giảng thuyết chủ tế, cùng đồng tế với bất kỳ linh mục nào có mặt. Suốt buổi sáng trong các buổi giáo lý, các linh mục sẽ sẵn sàng để ban Bí tích Hoà Giải.
Những bài giáo lý - các buổi giảng dạy về đức tin - sẽ do các giám mục và hồng y đảm nhiệm cho 3 ngày trong thời gian từ ngày 24 đến 26-7, trong đó có 133 địa điểm dành cho tiếng Bồ Đào Nha, 50 địa điểm tiếng Tây Ban Nha và 25 địa điểm tiếng Anh. Tiếng Ý và Pháp, là các nhóm ngôn ngữ lớn tiếp theo, sẽ có 15 địa điểm cho mỗi ngôn ngữ; trong khi người Đức sẽ có cơ hội nghe giảng về đức tin tại 8 địa điểm; và người Ba Lan có thể nghe giảng bằng tiếng mẹ đẻ của mình tại 5 địa điểm. Ngoài ra, các bài giảng về đức tin sẽ được diễn giải bằng tiếng Ảrập, Nga, Croatia, Hy Lạp, Cộng hoà Séc, Slovenia và Đan Mạch.
Mỗi ngày sẽ có chủ đề riêng. Ngày 24: “Khao khát hy vọng, khao khát Thiên Chúa”; ngày 25: “Để trở thành môn đệ của Đức Kitô”; và ngày 25: “Để trở thành nhà truyền giáo: Hãy tiến bước!”
Các chủ đề sẽ được trình bày bằng 20 ngôn ngữ khác nhau, bao gồm buổi tĩnh tâm chuyên sâu về chủ đề chung của Đức Giáo hoàng cho Ngày GTTG: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19).
Một trong hai địa điểm giáo lý lớn nhất - Nhà thờ Chính toà Sao Sebastiao ở trung tâm thành phố Rio - sẽ đón tiếp 5.000 người hành hương cho buổi giảng bằng tiếng Bồ Đào Nha. Buổi giảng có quy mô lớn thứ hai sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Riocentro trong khu vực Jacarepaguá, nơi này cũng có thể chứa 5.000 người tham dự.
Một trong những địa điểm chính cho người nói tiếng Anh là Trung tâm Hành hương Vivo Rio, nơi có các nghệ sĩ Steve Angrisano, Jesse Manibusan, Ban nhạc Jacob và Matthew và Danielle Rose trình diễn trên sân khấu trong suốt cả tuần.
Các buổi học sẽ bắt đầu lúc 9:00 sáng với lời kinh ngợi khen do một nhóm tình nguyện viên, do Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân chọn lựa, thực hiện. Một giám mục hoặc hồng y sẽ nói chuyện mỗi ngày trong vòng 30 phút, tiếp theo là thời gian giải đáp thắc mắc dành cho khách hành hương.
Nhiều bài giáo lý được trích dẫn từ tài liệu của Đại hội lần thứ V của Liên Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, diễn ra tại Aparecida, Brazil, hồi năm 2007. Chủ đề của Đại hội là “Trở thành môn đệ và nhà truyền giáo của Chúa Giêsu Kitô, để dân chúng có được sự sống nơi Người”. ĐGH Phanxicô đóng một vai trò quan trọng trong việc soạn thảo văn bản cuối cùng, được ban hành sau Đại hội.
Vatican khuyến khích các giám mục và hồng y cũng trình bày những chứng từ cá nhân của các ngài và nói về các mẫu gương đóng vai trò tích cực - các vị thánh, chân phước hoặc những người trẻ gương mẫu.
Mỗi ngày sẽ kết thúc với Thánh lễ do vị giảng thuyết chủ tế, cùng đồng tế với bất kỳ linh mục nào có mặt. Suốt buổi sáng trong các buổi giáo lý, các linh mục sẽ sẵn sàng để ban Bí tích Hoà Giải.
Hùng Nguyễn
----------------------------------------------
Ơn toàn xá cho các tín hữu tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới Rio de Janeiro
VATICAN - ĐTC Phanxicô ban ơn toàn xá cho các tín hữu tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới (GTTG) tại Rio de Janeiro, Brazil.
Toà Ân giải Tối cao cũng cho biết ĐTC ban ơn xá bán phần cho các tín hữu cầu nguyện cho những chủ đích thiêng liêng và cho sự thành công tốt đẹp của biến cố này.
Nguyên văn Sắc lệnh, được Toà Ân giải Tối cao công bố hôm 9-7-2013, như sau:
"ĐTC Phanxicô mong muốn các bạn trẻ - hiệp với các mục đích thiêng liêng của Năm Đức Tin do ĐGH Bênêđictô XVI ấn định - có thể đạt được những thành quả thánh hoá như mong ước, từ Ngày GTTG lần thứ 28 sẽ được cử hành từ ngày 22 đến 29-7 tại Rio de Janeiro với chủ đề "Các con hãy đi và làm cho mọi dân nước trở thành môn đệ" (x. Mt 28,19), trong buổi tiếp kiến ngày 3-6 vừa qua dành cho Hồng y Chánh Toà Ân giải Tối cao ký tên dưới đây, bày tỏ tâm hồn từ mẫu của Giáo Hội, kín múc từ Kho tàng Ân phúc của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, của Đức Trinh Nữ Maria và của tất cả các thánh, đã chấp thuận cho các bạn trẻ và tất cả các tín hữu được chuẩn bị thích đáng, có thể được hơn ơn toàn xá như sau:
1. Ơn toàn xá có thể ban mỗi ngày một lần cho những tín hữu thành tâm thống hối, sốt sắng tham dự các buổi lễ và các việc đạo đức được cử hành tại Rio de Janeiro; ơn này được ban theo những điều kiện thường lệ - xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng - và cũng có thể chỉ cho các linh hồn đã qua đời.
Những tín hữu bị ngăn trở vì lý do chính đáng, cũng có thể được hưởng ơn toàn xá, miễn là - tuân theo các điều kiện thiêng liêng thường lệ, chịu bí tích và cầu nguyện, với lòng tuân phục con thảo đối với ĐGH - họ hiệp ý tham dự các buổi lễ phụng vụ trong những ngày đã định, nghĩa là họ theo dõi các buổi lễ ấy và các việc vị đạo đức được trực tiếp truyền đi qua truyền hình và truyền thanh, hoặc qua các phương tiện truyền thông xã hội mới mẻ, luôn luôn với lòng sùng mộ phải có.
2. Ơn xá bán phần được ban cho các tín hữu, bất kỳ họ ở nơi nào trong thời kỳ Những Ngày Quốc tế giới trẻ nói trên, mỗi khi họ dâng lên Thiên Chúa những lời khẩn nguyện sốt sắng và ít là với tâm hồn thống hối, và kết thúc với kinh nguyện chính thức của Ngày Quốc tế Giới trẻ và sốt sắng khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Brazil, dưới tước hiệu "Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Aparecida", và kêu cầu các vị Thánh Bổn mạng và các vị chuyển cầu của Ngày GTTG, để khích lệ các bạn trẻ củng cố đức tin và sống đời thánh thiện.
Tiếp đến, để các tín hữu có thể dễ dàng tham gia các hồng ân thiêng liêng ấy, các linh mục có năng quyền hợp pháp để giải tội, với lòng mau mắn và quảng đại, hãy sẵn sàng giải tội và đề nghị cho các tín hữu những kinh nguyện công khai, để cầu cho Ngày GTTG được thành tựu tốt đẹp.
Sắc lệnh có giá trị cho dịp này, bất chấp những gì trái ngược.
Ban hành ở Roma, tại trụ sở Toà Ân giải Tối cao ngày 24-6-2013, lễ trọng kính Thánh Gioan Tẩy Giả.
Hồng y Manuel Monteiro de Castro
Chánh Toà Ân giải Tối cao
Giám chức Krzysztof Nykiel
Phó Chánh Toà Ân giải Tối cao
Toà Ân giải Tối cao cũng cho biết ĐTC ban ơn xá bán phần cho các tín hữu cầu nguyện cho những chủ đích thiêng liêng và cho sự thành công tốt đẹp của biến cố này.
Nguyên văn Sắc lệnh, được Toà Ân giải Tối cao công bố hôm 9-7-2013, như sau:
"ĐTC Phanxicô mong muốn các bạn trẻ - hiệp với các mục đích thiêng liêng của Năm Đức Tin do ĐGH Bênêđictô XVI ấn định - có thể đạt được những thành quả thánh hoá như mong ước, từ Ngày GTTG lần thứ 28 sẽ được cử hành từ ngày 22 đến 29-7 tại Rio de Janeiro với chủ đề "Các con hãy đi và làm cho mọi dân nước trở thành môn đệ" (x. Mt 28,19), trong buổi tiếp kiến ngày 3-6 vừa qua dành cho Hồng y Chánh Toà Ân giải Tối cao ký tên dưới đây, bày tỏ tâm hồn từ mẫu của Giáo Hội, kín múc từ Kho tàng Ân phúc của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, của Đức Trinh Nữ Maria và của tất cả các thánh, đã chấp thuận cho các bạn trẻ và tất cả các tín hữu được chuẩn bị thích đáng, có thể được hơn ơn toàn xá như sau:
1. Ơn toàn xá có thể ban mỗi ngày một lần cho những tín hữu thành tâm thống hối, sốt sắng tham dự các buổi lễ và các việc đạo đức được cử hành tại Rio de Janeiro; ơn này được ban theo những điều kiện thường lệ - xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng - và cũng có thể chỉ cho các linh hồn đã qua đời.
Những tín hữu bị ngăn trở vì lý do chính đáng, cũng có thể được hưởng ơn toàn xá, miễn là - tuân theo các điều kiện thiêng liêng thường lệ, chịu bí tích và cầu nguyện, với lòng tuân phục con thảo đối với ĐGH - họ hiệp ý tham dự các buổi lễ phụng vụ trong những ngày đã định, nghĩa là họ theo dõi các buổi lễ ấy và các việc vị đạo đức được trực tiếp truyền đi qua truyền hình và truyền thanh, hoặc qua các phương tiện truyền thông xã hội mới mẻ, luôn luôn với lòng sùng mộ phải có.
2. Ơn xá bán phần được ban cho các tín hữu, bất kỳ họ ở nơi nào trong thời kỳ Những Ngày Quốc tế giới trẻ nói trên, mỗi khi họ dâng lên Thiên Chúa những lời khẩn nguyện sốt sắng và ít là với tâm hồn thống hối, và kết thúc với kinh nguyện chính thức của Ngày Quốc tế Giới trẻ và sốt sắng khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Brazil, dưới tước hiệu "Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Aparecida", và kêu cầu các vị Thánh Bổn mạng và các vị chuyển cầu của Ngày GTTG, để khích lệ các bạn trẻ củng cố đức tin và sống đời thánh thiện.
Tiếp đến, để các tín hữu có thể dễ dàng tham gia các hồng ân thiêng liêng ấy, các linh mục có năng quyền hợp pháp để giải tội, với lòng mau mắn và quảng đại, hãy sẵn sàng giải tội và đề nghị cho các tín hữu những kinh nguyện công khai, để cầu cho Ngày GTTG được thành tựu tốt đẹp.
Sắc lệnh có giá trị cho dịp này, bất chấp những gì trái ngược.
Ban hành ở Roma, tại trụ sở Toà Ân giải Tối cao ngày 24-6-2013, lễ trọng kính Thánh Gioan Tẩy Giả.
Hồng y Manuel Monteiro de Castro
Chánh Toà Ân giải Tối cao
Giám chức Krzysztof Nykiel
Phó Chánh Toà Ân giải Tối cao
G. Trần Đức Anh OP chuyển ý
Nguồn: RV
--------------------------------------------------
Các buổi tĩnh tâm do các giám mục phụ trách sẽ diễn ra tại 273 địa điểm khắp 10 khu vực của Rio de Janeiro với 20 ngôn ngữ khác nhau
EMTY (ROMA, 11-6-2013, Vatican Insider, Luca Rolandi) – Tất cả các nhà thờ, hội trường, sân vận động và thính phòng sẽ được chuyển thành những địa điểm dạy giáo lý cho Ngày Giới trẻ Thế giới (GTTG) 2013 trong thủ đô Rio de Janeiro của Brazil.
Các sự kiện Ngày GTTG Rio 2013 sẽ được tổ chức tại 273 địa điểm, được gọi là “địa điểm Giáo lý”, trên khắp 10 khu vực của thành phố,
EMTY (ROMA, 11-6-2013, Vatican Insider, Luca Rolandi) – Tất cả các nhà thờ, hội trường, sân vận động và thính phòng sẽ được chuyển thành những địa điểm dạy giáo lý cho Ngày Giới trẻ Thế giới (GTTG) 2013 trong thủ đô Rio de Janeiro của Brazil.
Các sự kiện Ngày GTTG Rio 2013 sẽ được tổ chức tại 273 địa điểm, được gọi là “địa điểm Giáo lý”, trên khắp 10 khu vực của thành phố,
tại các giáo phận như Niterói, Nova Iguaçu và Duque de Caxias. Nhà thờ Chính toà São Sebastião ở trung tâm của Rio và một trong các sảnh đường của cuộc triển lãm Riocentro và trung tâm hội nghị khu vực Jacarepaguá sẽ tiếp đón số lượng khách hành hương lớn nhất. Cả hai nơi có khả năng tiếp đón 5.000 khách hành hương nói tiếng Bồ Đào Nha.
Trong khắp thành phố, các bài giáo lý sẽ được trình bày bằng tiếng Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, là hai ngôn ngữ thông dụng nhất trong số khách hành hương. Sẽ có 133 địa điểm cung cấp các bài giáo lý bằng tiếng Bồ Đào Nha và 50 địa điểm bằng tiếng Tây Ban Nha. Các địa điểm khác sẽ được phân bố như sau: 25 địa điểm cho tiếng Anh, 15 địa điểm cho tiếng Ý, 15 địa điểm cho tiếng Pháp, 8 địa điểm cho tiếng Đức và 5 địa điểm cho tiếng Ba Lan.
Ngoài ra, các bài giáo lý sẽ được trình bày bằng 20 ngôn ngữ khác nhau, bao gồm tiếng Ảrập, Croatia, Đan Mạch, Slovenia, Hy Lạp, Cộng hoà Séc và Nga. Các khu vực Sur, Urbano, Norte và Niterói có mức độ sử dụng các ngôn ngữ này cao nhất, theo trang web Ngày GTTG Rio 2013.
Theo Lm. Leandro, Ngày GTTG Rio 2013 còn tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn trẻ nước ngoài tiếp cận các toà lãnh sự của họ, khi nhu cầu này phát sinh.
Cha Leandro Lenin, Giám đốc Điều hành của Ban Chuẩn bị Mục vụ và Giáo lý, cho biết tổng số các sự kiện có thể lên đến con số 300 như thông báo ban đầu của ban tổ chức, nếu việc đăng ký của khách hành hương tăng trong những tuần gần đến sự kiện này.
“Các bạn trẻ, ngay cả những người ghi danh cho các sự kiện vào phút chót, nếu muốn tham gia trong thời điểm rất đặc biệt này, ban tổ chức sẽ cố gắng hết sức để bảo đảm cho họ có cơ hội được tham dự”, Cha Leandro nói.
Mai Trang
--------------------------------------
Ban nhạc rock 'Rosa de Saron' của Brazil soạn bài rock độc nhất vô nhị cho Ngày GTTG 2013
(Romereports.com, 31-5-2013) - Cách đây 25 năm, vào năm 1998, tại Thành phố Campinas của Brazil, 4 chàng trai đam mê nhạc rock đã quyết định thành lập ban nhac có tên “Rose de Saron”. Họ không muốn chỉ là một ban nhạc giống như các ban nhạc khác. Họ muốn những bài hát của mình chuyển tải một thông điệp đức tin và hy vọng.
Tiếng tăm của họ tăng lên nhanh chóng ở quê nhà và chẳng bao lâu họ được mời trình diễn tại các lễ hội và các buổi hoà nhạc. Sự việc bắt đầu khi thú vui riêng trở thành album đầu tay “Diante de Cruz”, được phát hành năm 1994.
Độc chiêu của họ về việc tiếp cận những vấn đề thiết yếu của nhân loại thậm chí đã làm cho họ được hâm mộ nhiều hơn, không chỉ trong phạm vi tôn giáo, mà còn với những tạp chí chuyên môn.
Nhóm bắt đầu chinh phục thị trường âm nhạc vào năm 2002. Album họ phát hành năm 2005 được bình chọn là album nhạc rock nổi tiếng nhất nước những năm sau đó.
Hai năm liên tiếp, 2010 và 2011, họ được tôn vinh tại Latin Grammys. Vào tháng 8-2011, họ cũng sang Tây Ban Nha, là ban nhạc chính của Brazil trong Ngày Giới trẻ Thế giới (GTTG) Mandrid.
Khi Brazil được chọn để tổ chức Ngày GTTG kế tiếp, họ đã chúc mừng bằng việc soạn bài thánh ca có tựa đề “Aurora”. Dù không phải là bài hát chính thức của cuộc họp mặt, nhưng nó chắc chắn sẽ là một bài hát được yêu thích ngay lập tức trong những khách hành hương Ngày GTTG 2013.
(Romereports.com, 31-5-2013) - Cách đây 25 năm, vào năm 1998, tại Thành phố Campinas của Brazil, 4 chàng trai đam mê nhạc rock đã quyết định thành lập ban nhac có tên “Rose de Saron”. Họ không muốn chỉ là một ban nhạc giống như các ban nhạc khác. Họ muốn những bài hát của mình chuyển tải một thông điệp đức tin và hy vọng.
Tiếng tăm của họ tăng lên nhanh chóng ở quê nhà và chẳng bao lâu họ được mời trình diễn tại các lễ hội và các buổi hoà nhạc. Sự việc bắt đầu khi thú vui riêng trở thành album đầu tay “Diante de Cruz”, được phát hành năm 1994.
Độc chiêu của họ về việc tiếp cận những vấn đề thiết yếu của nhân loại thậm chí đã làm cho họ được hâm mộ nhiều hơn, không chỉ trong phạm vi tôn giáo, mà còn với những tạp chí chuyên môn.
Nhóm bắt đầu chinh phục thị trường âm nhạc vào năm 2002. Album họ phát hành năm 2005 được bình chọn là album nhạc rock nổi tiếng nhất nước những năm sau đó.
Hai năm liên tiếp, 2010 và 2011, họ được tôn vinh tại Latin Grammys. Vào tháng 8-2011, họ cũng sang Tây Ban Nha, là ban nhạc chính của Brazil trong Ngày Giới trẻ Thế giới (GTTG) Mandrid.
Khi Brazil được chọn để tổ chức Ngày GTTG kế tiếp, họ đã chúc mừng bằng việc soạn bài thánh ca có tựa đề “Aurora”. Dù không phải là bài hát chính thức của cuộc họp mặt, nhưng nó chắc chắn sẽ là một bài hát được yêu thích ngay lập tức trong những khách hành hương Ngày GTTG 2013.
Jos. Tú Nạc, NMS
---------------------------------------
Ra mắt dịch vụ điện thoại “hành hương” Ngày GTTG Rio 2013
Khách hành hương tham gia Ngày Giới trẻ Thế giới Rio 2013 có sự hỗ trợ mới để xua tan bất kỳ lo âu hoặc băn khoăn nào: “Số điện thoại hành hương”.
Từ ngày 26-5, số điện thoại Rio de Janeiro 2122 8050 sẵn sàng hoạt động hằng ngày từ 8:00 sáng đến 8:00 tối giờ địa phương, thời gian này ngôn ngữ giao tiếp là tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và tiếng Anh.
Bạn có hể gọi theo số hướng dẫn đã ghi (nhấn số 2) và chọn ngôn ngữ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay tiếng Anh. Đầu tiên nhấn số 1 và nửa phút sau là những số tiếp theo. Cuộc gọi được kiểm tra lần hai tiếp sau 20 giây: “Headquarters of pilgrim support, my name is Samuel. Good day…”
Tổng đài cho biết từ ngày 20 đến 29-7 con số này sẽ thay đổi. Nó sẽ là con số mà bạn có thể gọi từ bất kỳ trạm điện thoại công cộng nào, có cả những người ‘orelhoes’ trang phục màu cam đặc biệt và làm việc 24/24.
Ngoài ra, “số điện thoại hành hương” còn có kênh thông tin khác: e-mail contact@rio2013.com, được khai trương từ đầu năm 2012; từ đó đến nay đã nhận được hơn 73.000 e-mail. Những ngôn ngữ được dùng để trả lời cho những e-mail này là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Ý, Pháp, Đức và Ba Lan - Giám đốc Điều hành Sidney Timbo cho biết.
Nhóm 25 tình nguyện viên trả lời những e-mail này tối đa 72 giờ. Timbo cho biết có khoảng 70% câu hỏi gửi qua e-mail được trả lời trên trên website chính của Ngày Giới trẻ Thế giới 2013.
“Đó là lý do khi trả lời bất kỳ câu hỏi nào chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng trang web này là kênh thông tin chính thức giữa Ngày Giới trẻ Thế giới và khách hành hương, còn các trang khác không phải kênh chính thức”, Timbo xác định.
Từ ngày 26-5, số điện thoại Rio de Janeiro 2122 8050 sẵn sàng hoạt động hằng ngày từ 8:00 sáng đến 8:00 tối giờ địa phương, thời gian này ngôn ngữ giao tiếp là tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và tiếng Anh.
Bạn có hể gọi theo số hướng dẫn đã ghi (nhấn số 2) và chọn ngôn ngữ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay tiếng Anh. Đầu tiên nhấn số 1 và nửa phút sau là những số tiếp theo. Cuộc gọi được kiểm tra lần hai tiếp sau 20 giây: “Headquarters of pilgrim support, my name is Samuel. Good day…”
Tổng đài cho biết từ ngày 20 đến 29-7 con số này sẽ thay đổi. Nó sẽ là con số mà bạn có thể gọi từ bất kỳ trạm điện thoại công cộng nào, có cả những người ‘orelhoes’ trang phục màu cam đặc biệt và làm việc 24/24.
Ngoài ra, “số điện thoại hành hương” còn có kênh thông tin khác: e-mail contact@rio2013.com, được khai trương từ đầu năm 2012; từ đó đến nay đã nhận được hơn 73.000 e-mail. Những ngôn ngữ được dùng để trả lời cho những e-mail này là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Ý, Pháp, Đức và Ba Lan - Giám đốc Điều hành Sidney Timbo cho biết.
Nhóm 25 tình nguyện viên trả lời những e-mail này tối đa 72 giờ. Timbo cho biết có khoảng 70% câu hỏi gửi qua e-mail được trả lời trên trên website chính của Ngày Giới trẻ Thế giới 2013.
“Đó là lý do khi trả lời bất kỳ câu hỏi nào chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng trang web này là kênh thông tin chính thức giữa Ngày Giới trẻ Thế giới và khách hành hương, còn các trang khác không phải kênh chính thức”, Timbo xác định.
Jos. Tú Nạc, NMS
-----------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét